Nấm diều, nấm phổi là căn bệnh không hiếm gặp trong chăn nuôi gia cầm, tuy nhiên đôi khi hay bị nhầm lẫn với các căn bệnh hô hấp, tiêu hoá khác dẫn đến dùng kháng sinh điều trị không hiệu quả.
Tóm tắt nội dung
NẤM PHỔI, NẤM DIỀU TRÊN GÀ :
Nấm phổi, nấm diều do hai loại nấm khác nhau gây ra và mỗi loại đều có những đặc tính, cơ chế lây bệnh và đường truyền lây khác nhau.
Nấm Aspergillus (nấm men, nấm mốc); nấm Candida albicans (chủ yếu) và một số chủng nấm khác trong họ Candida.
Đặc điểm bệnh
– Bệnh xảy ra nghiêm trọng nhất trên gà úm (tỷ lệ chết có thể lên đến 50%).
– Bắt nguồn từ gà hít phải bào tử nấm trong không khí, thức ăn, chất độn chuồng hoặc từ ngay trên vỏ trứng khiến gà hít phải ngay sau khi nở.
– Bệnh có thể lan đến các nội quan khác: gan, lách, ổ bụng,…
– Để điều trị bệnh cần sử dụng thuốc đặc trị với liều cao, khó chữa hơn nấm diều
– Tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết thường thấp.
– Nấm Candida tồn tại thường trực trong đường tiêu hoá (miệng, diều, thực quản) và ở ngoài môi trường, khi sức đề kháng của gà bị suy giảm, nấm Candida sẽ nhân lên và gây bệnh.
– Chủ yếu gây bệnh trên đường tiêu hoá
– Sử dụng thuốc điều trị với liều thấp hơn và dễ chữa hơn nấm phổi.
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NẤM PHỔI, NẤM DIỀU TRÊN GÀ?
Kho trứng, máy ấp, hộp gà không được xông khử trùng
– Diều bị “rỗng” quá lâu (trong diều không có thức ăn).
– Kế phát từ một số bệnh đường tiêu hóa.
– Do thức ăn bị nhiễm nấm.
Vệ sinh kém: chất độn chuồng không được xử lý, sát trùng trước khi sử dụng hoặc ẩm ướt lâu ngày, máng ăn, máng uống không được vệ sinh
Sử dụng kháng sinh phổ rộng trong thời gian dài.
NẤM PHỔI, NẤM DIỀU TRÊN GÀ CÓ TRIỆU CHỨNG NHƯ THẾ NÀO?
– Khi mắc nấm phổi, nấm diều, gà sẽ xuất hiện triệu chứng giảm ăn, mệt mỏi, khát nước; Khó thở, thở gấp, rướn cổ lên để thở, Một số trường hợp có xảy ra triệu chứng thần kinh (hiếm)
– Thể mạn tính: gà gầy mòn dần, chảy nước mắt; gà giảm ăn, nhiễm trùng khoang miệng (hơi thở thối), diều to bất thường.
Gà có thể nôn ộc ra thức ăn không tiêu, chứa chất nhầy hôi thối, có mùi chua
Tiêu chảy phân sống, chướng diều, chậm tiêu.
BỆNH TÍCH CỦA NẤM PHỔI, NẤM DIỀU GÀ
– Phổi, túi khí, khí quản hoặc trên bề mặt nội quan xuất hiện các u nấm màu vàng, trắng hoặc xám
– Nấm phát triển thành lớp màng màu xanh xám trên mặt ngoài phổi, lớp màng phúc mạc hoặc trên trứng gà ấp bị nhiễm nấm
– Diều to, tích nhiều nước, có mùi chua
– Niêm mạc miệng, diều, thực quản, ruột phủ màng giả, loét hoặc xuất hiện các nốt nấm màu trắng
– Niêm mạc dạ dày cơ xuất hiện vết loét.
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH NẤM PHỔI, NẤM DIỀU GÀ
Liệu có loại thuốc nào đặc trị nấm phổi, nấm diều trên gà không?
Bước 1: VỆ SINH
– Pha MEDISEP liều 1,5 ml/1 lít nước, 2-4 lít dung dịch đã pha phun cho 100 m2 chuồng, phun 1 lần/ngày
– Xử lý chất độn chuồng: Rắc GOOD FARM lên chất độn chuồng, liều 1 kg/10-20 m2 chuồng
– Xử lý nguồn nước: dùng CLEANOCID với liều 1 ml/2 lít nước
– Máng ăn, máng uống phải được vệ sinh định kỳ, kiểm tra lại chất lượng thức ăn, tránh ẩm mốc.
– LƯU Ý:
*Với gà úm: không sử dụng trấu ẩm, mốc, trước khi sử dụng, phun sát trùng với MEDISEP, để khô sau đó mới trải trấu vào quây úm.
*Với trang trại ấp: phun, sát trùng bằng GOOD FARM L để sát trùng không khí, máy ấp định kỳ, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Bước 2: DÙNG THUỐC
Dùng thuốc: NYSTAVET với liều:
+ Nấm phổi, nấm phủ tạng: 1 g/2 kg TT/ngày, dùng liên tục 3-5 ngày
+ Nấm diều, miệng, thực quản, dạ dày, ruột: 1 g/5 kg TT/ngày, dùng liên tục 4-6 ngày
– Bổ trợ:
+ BIOMUN, VIRATE C: với liều 1-2 ml/ lít nước. Dùng 3-4h/ ngày
+ TONIC VIT C, ACID LAC WAY, DECOLVET: với liều 1g/ lít nước. Dùng 3-5h/ngày.