Khử trùng chuồng trại bằng vôi bột thế nào để đạt hiệu quả tối ưu?

Khử trùng chuồng trại bằng vôi bột là 1 trong những giải pháp thông dụng mà nhiều bà con chăn nuôi thường áp dụng để khử khuẩn, bảo vệ vệ sinh chuồng trại. Vậy sát trùng chuồng trại bằng vôi bột có tốt như nhiều người vẫn nghĩ? Đâu là giải pháp sát trùng chuồng trại tối ưu nhất?
cach-khu-trung-chuong-trai-bang-voi-bot-1

Khử trùng chuồng trại bằng vôi bột – liệu có thực sự ưu việt?

Trong tình hình dịch tễ hiện nay, xuất hiện nhiều dạng bệnh mới, chưa thể chẩn đoán được, thì vai trò của việc sát trùng chuồng trại càng được đẩy lên cao. 
Đối với nhiều bà con chăn nuôi thì cách khử trùng chuồng trại bằng vôi bột là 1 trong những giải pháp phổ thông đã được sử dụng thường xuyên từ nhiều đời nay. Đây là giải pháp khử trùng có những ưu thế do: chi phí giá thành rẻ, dễ thực hiện và cũng mang lại hiệu quả nhất định.
cach-khu-trung-chuong-trai-bang-voi-bot-2
Tuy vậy, việc sử dụng vôi bột trong sát trùng chuồng trại cũng gặp phải vấn đề đáng lo ngại như: 
+ Các hạt bụi trong vôi bột rất dễ ảnh hưởng đến đường hô hấp của gia súc, gia cầm (các hiện tượng như vẩy mỏ). Do vậy, vôi bột chỉ phù hợp với việc sát trùng khu vực xung quanh chuồng nuôi, lối ra vào.
+ Khi tái đàn cần dọn bỏ vôi bột trong khu vực chuồng nuôi, tránh gây kích ứng đường hô hấp, tạo tiền đề cho các bệnh đường hô hấp khác phát sinh.
>>> Do vậy cần linh động sử dụng kết hợp giữa vôi bột và thuốc sát trùng để mang lại hiệu quả cao nhất.

Khử trùng chuồng trại bằng vôi bột cần kết hợp với thuốc sát trùng để mang lại hiệu quả tối đa

Sát trùng chuồng trại bằng vôi bột kết hợp thuốc sát trùng cần thực hiện theo quy trình sau để đảm bảo hiệu quả tối đa:
Với mỗi dạng thuốc sát trùng, ta sẽ có cách sát trùng riêng, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh. 
Cơ bản thì những vùng chúng ta cần tập trung sát trùng, đảm bảo an toàn cho vật nuôi là:
+ Không khí
+ Nguồn nước
+ Nền chuồng
+ Khu vực xung quanh chuồng nuôi.
cach-khu-trung-chuong-trai-bang-voi-bot-3
Chúng ta sẽ dựa vào tình hình dịch bệnh mà chia ra quy trình sát trùng định kỳ và tăng cường tần suất sát trùng ở những vùng dịch có nguy cơ cao. 
Vẫn chia theo những vùng sát trùng cần chú ý, thì chúng ta có quy trình sau:
– Bước 1- Làm sạch chất hữu cơ trước khi rửa:
Hầu hết các thuốc sát trùng không có tác dụng diệt khuẩn nếu dụng cụ được sát trùng không sạch sẽ. Đất, rơm, trấu, sữa, máu, phân gây bất hoạt thuốc sát trùng. Trước khi rửa bằng nước cần dùng chổi, xẻng hoặc các dụng cụ thích hợp làm sạch các chất hữu cơ bám trên nền chuồng, tường chuồng, trên bề mặt các dụng cụ chăn nuôi
– Bước 2 – Rửa sạch bằng nước + nước vôi 30% hoặc xà phòng: 
Sau khi vệ sinh cơ học các chất hữu cơ tiến hành rửa sạch bằng nước. Đối với dụng cụ, sàn, vách ngăn… bị chất bẩn bám chặt bề mặt lâu ngày, cần ngâm nước 1-3 ngày trước khi rửa. Đối với một số chỗ khó rửa (các góc, khe,…), phải dùng vòi xịt áp suất cao bằng hơi. 
– Tần suất 4 lần/tuần (trong điều kiện bình thường); Nếu trong vùng áp lực dịch bệnh lớn, ngày nào cũng tiến hành tẩy rửa chuồng trại.
– Bước 3 – Sát trùng bằng thuốc sát trùng: 
+ Sát trùng không khí:  Sử dụng Roxycide pha với liều 5g/lít nước; phun 20-40ml dung dịch đã pha, phun cho 1m3 không gian. Định kỳ phun 1-2 lần/tuần. (Khi có dịch, phun 1 lần/ngày)
Phun lần lượt từ trên trần, xuống tường, xuống nền và bao quát không khí chuồng nuôi, sau đó phun đến mặt ngoài tường của chuồng nuôi. Cần chú ý phun kỹ vào các ngóc ngách khó phun tới.
+ Sát trùng nguồn nước: Sử dụng Vita acid liquid với liều ngâm, tẩy rửa đường ống: 5-10ml/lít nước pha, ngâm từ 6-12h rồi xả sạch, định kỳ dùng hàng tháng.
+ Sát trùng nền chuồng: Sử dụng Good farm rắc lên sàn, mặt nền hoặc mặt trấu với liều 1kg/10-20m2 chuồng nuôi. (Thành phần thảo dược an toàn với vật nuôi, không gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp).
+ Sát trùng khu vực xung quanh chuồng nuôi: Sử dụng vôi bột rắc đều quanh khu vực chuồng nuôi, lối ra vào; với liều sử dụng như sau: Chuồng lợn 160-250g/m2; chuồng trâu bò 80-170g/m2; chuồng gà 15-40g/m2.
Lưu ý: 
Khi phun thuốc sát trùng, phải mặc quần áo bảo hộ lao động.
Nên có hố sát trùng, giày dép, ủng, gang tay, khi ra vào chuồng trại.
– Bước 4 – Để khô: 
Sau khi khử trùng bằng thuốc, cần phải để khô dụng cụ và trang thiết bị. Với chuồng nuôi, thời gian để khô trước khi thả gia súc, gia cầm vào là 1-2 ngày, không được để khô dưới 12 giờ.
cach-khu-trung-chuong-trai-bang-voi-bot-4
Các bước trên là toàn bộ quy trình sát trùng chuồng trại định kỳ mà các trang trại cần thực hiện thường xuyên, thậm chí là hàng ngày trước tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay. Chúc các trang trại chăn nuôi thành công! 

[Greenpharma Việt Nam]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *