03 LƯU Ý QUAN TRỌNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ

Cầu trùng là căn bệnh phổ biến trong chăn nuôi gà, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ sinh trưởng, năng suất của gà ngay cả sau khi đã điều trị khỏi bệnh.

1 – THIỆT HẠI LỚN NHẤT CỦA BỆNH CẦU TRÙNG KHÔNG ĐẾN TỪ TỶ LỆ CHẾT MÀ ĐẾN TỪ SUY GIẢM NĂNG SUẤT

Khi gà mắc bệnh cầu trùng, hàng loạt các tế bào biểu mô, vi lông nhung đường ruột bị cầu trùng phá hủy khiến gà suy giảm nghiêm trọng khả năng hấp thu thức ăn, dẫn đến tăng FCR, kéo dài thời gian nuôi và giảm khối lượng gà lúc xuất bán.

image002 image001

Niêm mạc đường ruột bị phá hủy khi gà mắc cầu trùng

Chính vì vậy, trong và sau khi điều trị cầu trùng, Người chăn nuôi cần đặc biệt chú trọng đến việc phục hồi lại sức khỏe và hình thái ruột cho đàn gà, giúp gà khôi phục lại khả năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất từ thức ăn.

Để phục hồi lại đường ruột cho đàn gà khi mắc bệnh cầu trùng, giải pháp mới đang được đội ngũ kỹ thuật của công ty Dược Phẩm Xanh Việt Nam đang ứng dụng rất thành công là sử dụng VIRATE-C – sản phẩm chứa thành phần butyric acid ở dạng alpha mono; di; tri glyceride, vừa có tác dụng kích thích mọc lông nhung, dày thành ruột, vừa ức chế, tiêu diệt hại khuẩn E.coli; Salmonella, giúp gà hồi phục nhanh hơn và phục hồi năng suất sau điều trị bệnh.

image004 1
                          Lông nhung đường ruột bị phá hủy khi gà mắc cầu trùng

2 – XỬ LÝ CHẤT ĐỘN CHUỒNG KHI ĐIỀU TRỊ BỆNH

Khi gà mắc bệnh, noãn nang của cầu trùng sẽ được bài thải qua phân ở dạng không hoạt động trong chất độn chuồng. Các noãn nang này khi có nhiệt độ phù hợp (tối ưu là 29oC), độ ẩm và oxy chúng sẽ được kích hoạt thành dạng hoạt động và có thể gây bệnh cho gà nếu gà tiếp tục ăn phải các noãn nang này.

image005
                                      Xử lý chất độn chuồng trong điều trị cầu trùng

Chính vì vậy, trong phác đồ điều trị cầu trùng, chất độn chuồng nên được xử lý để điều trị bệnh hiệu quả hơn, có thể sử dụng một trong các cách sau:

  • Thay toàn bộ hoặc bỏ bớt chất độn chuồng cũ, rải thêm lớp chất độn chuồng mới (đã qua xử lý sát trùng) vào chuồng.
  • Sử dụng các chế phẩm hút ẩm chất độn chuồng (GOOD FARM) để giảm độ ẩm, ức chế noãn nang cầu trùng trở thành dạng hoạt động.

3 – SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÚNG CÁCH

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm điều trị cầu trùng với các dạng hoạt chất khác nhau. Mỗi dạng hoạt chất sẽ có cơ chế và cách sử dụng riêng (nhóm Sulfonamide, Toltrazuril, Diclazuril, Amprolium, thảo dược…), cần sử dụng theo đúng khuyến cáo, đặc biệt về liệu trình sử dụng để đảm bảo hiệu quả điều trị, ví dụ:

  • Thuốc nhóm Sulfonamide cần được sử dụng theo liệu trình 3 – 2 – 3 (3 ngày dùng thuốc – 2 ngày nghỉ – 3 ngày dùng thuốc), khi sử dụng cần giải độc gan, thận mạnh cho gà.
  • Thuốc Toltrazuril sử dụng trong 2 ngày liên tục, bệnh nặng có thể sử dụng thêm một liệu trình sau 5 ngày.

Ngoài ra, khi gà mắc bệnh cầu trùng gà rất dễ kế phát với viêm ruột hoại tử (do Clostridium perfringens) nên khuyến cáo trong phác đồ điều trị, nên kết hợp đánh kháng sinh điều trị dự phòng viêm ruột (AMCOLIN WS, COLIS 500,…) để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *