Thời gian đã chứng thực cho sự nguy hiểm của căn bệnh Dịch tả heo châu Phi (ASF). Nhà biên tập báo Pig Progress – Vincent ter Beek, đã tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia về ASF trên thế giới và tổng hợp thành mười quan điểm chính cần suy ngẫm như sau:
Tóm tắt nội dung
- 1 1. Lịch sử bệnh của Dịch tả heo châu Phi (ASF) như thế nào?
- 2 2. Bệnh Dịch tả heo châu Phi (ASF) có liên quan gì đến bệnh Dịch tả heo (CSF)?
- 3 3. Virus ASF tồn tại và gây bệnh ở các loài động vật nào?
- 4 4. Bệnh ASF có phải là một bệnh rất dễ truyền lây không?
- 5 5. Tính chất nguy hiểm của bệnh ASF như thế nào nếu so với các bệnh khác?
- 6 6. Bệnh ASF lúc nào cũng gây chết heo, đúng không?
- 7 7. Virus ASF có thể tồn tại bao lâu trong chất thải chăn nuôi?
- 8 8. Bệnh ASF có trở thành một dịch bệnh thường xuyên xuất hiện ở những nước đã nổ dịch không?
- 9 9. Virus ASF có khả năng đột biến thay đổi độc lực không?
- 10 10. Câu hỏi cuối nhưng không kém phần quan trọng, chính là: Làm thế nào để phòng tránh được sự xâm nhiễm của virus ASF vào trại?
1. Lịch sử bệnh của Dịch tả heo châu Phi (ASF) như thế nào?
=> Bệnh ASF được phát hiện lần đầu ở Kenya vào năm 1921. Cho đến năm 1957, bệnh ASF đã tồn tại dai dẳng tại châu Phi. Vì là một bệnh tương đối khó phát hiện nên bệnh ASF đã thoát khỏi sự chú ý của nhiều công ty thuốc thú y và xâm nhiễm gây bệnh ở các châu lục khác.
2. Bệnh Dịch tả heo châu Phi (ASF) có liên quan gì đến bệnh Dịch tả heo (CSF)?
=> Nếu chỉ xét về dấu hiệu lâm sàng, hai căn bệnh này khá giống nhau khi cùng khiến heo bệnh có dấu hiệu dịch tả, như sốt, ho, khó thở, nôn mửa, chảy nước mắt – mũi (đôi khi có viêm kết mạc mắt), xuất huyết da và heo bệnh chết trong vòng một đến hai tuần. Tuy nhiên, hai bệnh này lại có 1 điểm khác biệt rất quan trọng là: heo bệnh CSF có dấu hiệu thần kinh, trong khi heo bệnh ASF có triệu chứng tiêu chảy ra máu.
Thông thường cần phải phân lập virus trong phòng lab mới chính thức xác định rõ được căn bệnh.
Hiện nay, CSF CÓ vắc-xin phòng bệnh, trong khi ASF CHƯA CÓ vắc-xin.
3. Virus ASF tồn tại và gây bệnh ở các loài động vật nào?
=> Chỉ có loài heo (heo nuôi, heo rừng,…) là động vật mẫn cảm với bệnh.
Ngoài ra, virus ASF có thể tồn tại trong cơ thể bọ ve (loài Ornithodoros) như một vật truyền lây để lây bệnh cho heo khi hút máu.
4. Bệnh ASF có phải là một bệnh rất dễ truyền lây không?
=> Vấn đề ở đây: như thế nào được xem là dễ truyền lây? Do đặc tính của bệnh ASF là truyền lây bệnh qua tiếp xúc nên một số người dựa vào kiến thức khoa học cho rằng bệnh này không dễ truyền lây nếu kiểm soát được việc tiếp xúc này.
Tuy nhiên, việc tiếp xúc gần để lây bệnh trong ASF chính là:
– Heo bệnh hoặc xác heo bệnh
– Máu, các cơ quan, chất tiết từ heo bệnh
– Thịt hoặc sản phẩm từ thịt heo bệnh
5. Tính chất nguy hiểm của bệnh ASF như thế nào nếu so với các bệnh khác?
=> Virus ASF không được xem là căn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm như Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (PRRS), bệnh tiêu chảy cấp (PED) hay bệnh lở mồm long móng (FMD).
Ngoài ra, ASF không thể lây nhiễm qua đường không khí như các bệnh nguy hiểm khác.
6. Bệnh ASF lúc nào cũng gây chết heo, đúng không?
=> Đúng vậy. Gần 100% trường hợp virus ASF gây chết heo (ngoại trừ trường hợp ngoại lệ ở câu .
Dòng virus ASF đang lưu hành ở châu Âu và châu Á hiện nay thuộc genotype nhóm II – một genotype được xem là ‘ có độc lực’ hoặc ‘độc lực cao’.
7. Virus ASF có thể tồn tại bao lâu trong chất thải chăn nuôi?
=> Virus ASF có thể tồn tại khá lâu trong môi trường ngoài và vài năm trong cơ thể bọ ve loài Ornithodoros. Phần lớn phụ thuộc vào hoàn cảnh tồn tại của chúng, như: nhiệt độ cao sẽ sống ngắn hơn hay có sự hiện diện của protein (máu hoặc thịt) sẽ giúp virus tồn tại lâu hơn.
Nghiên cứu gần đây ở Mỹ do Scott Dee và cộng sự thực hiện, đã cho biết: virus ASF cũng có khả năng tồn tại khá lâu trong quá trình vận chuyển thực phẩm.
8. Bệnh ASF có trở thành một dịch bệnh thường xuyên xuất hiện ở những nước đã nổ dịch không?
=> Mặc dù có lo ngại về khả năng virus ASF tồn tại dai dẳng trong quần thể heo rừng ở châu Âu và gây nổ dịch thường xuyên.
Tuy nhiên, cũng nên cân nhắc đến các yếu tố khác tác động ở đây; như: điều kiện thời tiết, mật độ heo rừng được kiểm soát tốt và áp lực bệnh.
Ngoài ra, một khía cạnh khác cũng quan trọng không kém là khả năng phát hiện bệnh nhanh chóng và các biện pháp phòng và dập dịch kịp thời.
9. Virus ASF có khả năng đột biến thay đổi độc lực không?
=> Virus ASF là một virus ADN nên tương đối có tốc độ đột biến chậm hơn. Bằng chứng là virus ASF tồn tại ở Tây Ban Nha 30 năm nhưng không thấy xuất hiện nhiều chủng mới.
Nếu virus ASF thay đổi bộ gene của nó, rõ ràng chỉ có thể xuất hiện ở quần thể heo rừng, do một khi phát hiện virus ASF ở đàn heo chăn nuôi đã lập tức tiến hành tiêu hủy cả đàn.
10. Câu hỏi cuối nhưng không kém phần quan trọng, chính là: Làm thế nào để phòng tránh được sự xâm nhiễm của virus ASF vào trại?
=> Trên hết, phải nhấn mạnh bằng biện pháp AN TOÀN SINH HỌC. Một khi thực hiện biện pháp an toàn sinh học tốt sẽ giúp trại heo phòng tránh được sự xâm nhiễm của virus ASF.
Vậy như thế nào là tốt?
– Cơ sở vật chất của trại hoàn hảo chưa? Biết cách sử dụng chúng triệt để không?
– Có đặt hàng rào quanh trại để phòng ngừa heo rừng tiếp cận đàn heo nuôi?
– Có kiểm soát chặt việc mang các loại sản phẩm thịt từ bên ngoài vào trại?
– Có thực hiện việc tắm rửa và thay quần áo mỗi lần vào hoặc ra trại?
– Mọi nhân viên trong trại có được cập nhật đầy đủ thông tin an toàn sinh học? Có hiểu rằng tuân thủ thực hiện đầy đủ chính là một việc cần thiết để phòng ngừa bệnh ASF?