Bệnh Leptospirosis – Xoắn khuẩn trên chó – Triệu chứng, chẩn đoán, cách phòng trị bệnh

Leptospirosis là bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều loài súc vật và người
– Đặc trưng của bệnh là sốt định kỳ, rối loạn tiêu hóa, viêm gan, viêm thận, ở con cái có thể xảy thai
– Xoắn khuẩn tác động phá hủy tế bào máu dẫn đến hiện tượng vàng da, vàng niêm mạc; nước tiểu màu vàng hoặc tiểu ra máu.

Image result for leptospirosis

Dịch tễ học của bệnh xoắn khuẩn

– Lây lan
+ Xoắn khuẩn có khả năng xâm nhập qua chỗ xây xát của da, niêm mạc.
+ Xâm nhập qua da và niêm mạc lành lặn.
+ Lây qua đường tiêu hóa do thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh (từ nước tiểu).
+ Lây qua đường sinh dục.
– Mùa vụ : bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa mưa, bão lụt

 

Cơ chế sinh bệnh Xoắn khuẩn trên chó

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, Leptospira vào hệ thống tuần hoàn sẽ sinh sản, phát triển, tiết độc tố phá hủy hồng cầu làm cho niêm mạc nhợt nhạt, con vật thiếu máu, tiểu ra máu.
Độc tố phá hủy thành mạch quản dẫn đến hiện tượng xuất huyết, thấm tương dịch gây phù nề, thủy thũng ở tổ chức liên kết dưới da
Từ máu, xoắn khuẩn đến gan, thận.
+ Ở thận: gây viêm bể thận và niệu quản
à con vật đái ra máu.
+ Ở gan: gây viêm gan, khả năng tiết mật bị hạn chế ->
 túi mật teo, dịch mật đặc, sánh.
Trong thời gian xoắn khuẩn ở hệ thống tuần hoàn, con vật sốt. Khi đến thận, con vật không sốt. Nhưng khi từ niệu quản vào hệ tuần hoàn, con vật sốt có tính định kỳ.

Triệu chứng khi chó mắc Xoắn khuẩn

Thường mắc bệnh do L. canicola và L. icterohaemorrhagiae, ngoài ra có thể phân lập được L. pomona và L. grippotyphosa.
Chó mắc bệnh ở mọi lứa tuổi.
Thời gian ủ bệnh từ 4 – 12 ngày.
Con vật sốt, bỏ ăn, lười vận động.
Nôn mửa, ỉa chảy, viêm loét niêm mạc miệng.
Trường hợp bệnh nặng, con vật có chứng hoàng đản do gan bị tổn thương ở các mức độ khác nhau.
Viêm màng não, viêm vùng hầu họng.
Hiện tượng sảy thai có thể xảy ra.
Bệnh tiến triển 15 – 20 – 30 ngày, tỷ lệ chết lên đến 100%.

 

Chẩn đoán bệnh Xoắn khuẩn

Chẩn đoán dựa vào DTH và triệu chứng

– Loài vật mắc bệnh.
– Lứa tuổi.
– Mùa vụ : thường xảy ra vào mùa mưa, bão lụt.

– Tỷ lệ ốm và nhiễm bệnh cao, tỷ lệ chết không cao.
– Bệnh thường xảy ra ở những vùng ngập lụt.

Chẩn đoán vi khuẩn học

– Lấy bệnh phẩm : tùy theo thời gian và thể bệnh, có thể lấy các bệnh phẩm khác
nhau.
+ Sốt trong tuần lễ đầu thì lấy máu.
+ Sốt trên 10 ngày lấy nước tiểu.
+ Nếu gia súc chết lấy gan, thận, óc.
– Phương pháp chẩn đoán VKH chỉ có ý nghĩa phát hiện trong cơ thể có hay không có mầm bệnh mà không phát hiện được chủng nào.

Chẩn đoán huyết thanh học

– Đây là phương pháp chẩn đoán quan trọng, phát hiện được chủng gây bệnh và tiến triển của bệnh.
– Có thể dùng nhiều phản ứng khác nhau như:
+ Phản ứng ngưng kết hồng cầu.
+ Phản ứng kết hợp bổ thể.
+ Phản ứng kháng thể huỳnh quang.
+ Phản ứng ngưng kết – thông dụng nhất và có giá trị hơn cả.
Phản ứng vi ngưng kết với kháng nguyên sống trên phiến kính.
Phản ứng ngưng kết với kháng nguyên chết.

Điều trị xoắn khuẩn trên chó

– Nguyên tắc: dùng kháng huyết thanh tốt nhất, nhưng yêu cầu can thiệp sớm, đúng chủng gây bệnh.
Dùng kháng sinh: oxytetracyclin, ampicillin, amoxycilin, lincomycin, streptomycin. Kháng sinh nên dùng liều cao với liệu trình kéo dài, tiêm tiếp 3 ngày kể từ khi hết triệu chứng.
– Thuốc trợ sức, trợ lực.
– Chăm sóc nuôi dưỡng tốt.

 

Tham khảo thêm

Kinh nghiệm chữa bệnh Care trên chó

Quy trình tiêm chủng cho thú cưng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *