Bệnh dịch tả lợn (cổ điển – csf) – nguyên nhân – cách phòng và xử lý bệnh

Nguyên nhân bệnh dịch tả lợn

Dịch tả lợn cổ điển do virus thuộc họ Flaviviridae, giống Pestisvirus gây ra.

Triệu chứng khi mắc dịch tả lợn

Thể cấp tính, quá cấp tính:
Heo sốt cao (>40oC), ủ rũ, suy nhược, nằm túm tụm lại với nhau. Các vùng da mỏng (bụng, bẹn…) có các nốt xuất huyết đinh ghim hoặc thành mảng lớn.
Viêm kết mạc, đóng dử ở mắt.
Lúc đầu táo bón sau đó tiêu chảy nặng có khi ra cả máu tươi, phân lỏng, khắm, mùi hôi thối đặc biệt.
Heo có triệu chứng thần kinh, đi siêu vẹo, mất thăng bằng, giẫy giụa.
Heo ho, thở khó, đuôi cụp, lưng cong, ngồi như chó ngồi và ngáp.
Heo nái: Sảy thai, khô thai hoặc heo con sinh ra yếu ớt.
Thể mãn tính:
Heo sốt, gầy, lúc táo bón, lúc tiêu chảy, uống nhiều nước.
Ho, thở khó, trên da lưng, sườn có vết đỏ có khi loét ra từng mảng.

Bệnh tích – dịch tả lợn cổ điển CSF

  • Hạch bạch huyết, hạch amidan sưng to, xuất huyết. Sụn tiểu thiệt xuất huyết.
  • Thận sưng, ứ máu hoặc có cục máu, xuất huyết đinh ghim trên vỏ thận.
  • Lách nhồi huyết viền răng cưa. Ruột viêm có mụn loét tròn, phủ bựa nhầy.
  • Van hồi manh tràng có các nốt loét hình cúc áo. Bàng quang xuất huyết.
    benh dich ta lon

Phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển

BƯỚC 1: VỆ SINH
Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, phun sát trùng định kỳ bằng
MEDISEP liều 1,5 ml/1 lít nước hoặc NEO ANTISEP 9 ml/5 lít
nước, phun định kỳ 1-2 lần/tuần.
BƯỚC 2: VACCINE – KHÁNG SINH PHÒNG BỆNH
Chủng vaccine MYVAC HC (GPE-) theo lịch khuyến cáo ở mục phòng bệnh.
benh dich ta lon 2 1
Lưu ý: Lịch vaccine có thể thay đổi tuỳ thuộc vào lịch vaccine của
heo bố, mẹ và dịch tễ tại trại.
Trộn kháng sinh định kỳ LINCO-S liều 1 kg/tấn thức ăn hoặc FLOR-4000 liều 1 kg/2 tấn thức ăn, dùng trong 7-10 ngày.
BƯỚC 3: BỔ TRỢ
TONIC VIT C và BIOLAC trộn 1 kg/tấn thức ăn, bổ sung hàng ngày để tăng sức đề kháng, tăng cường khả năng tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa thức ăn. Bệnh do virus gây ra nên không có biện pháp điều trị xong có thể sử dụng một số cách dưới đây để giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra.

Xử lý bệnh dịch tả lợn cổ điển

Bệnh do virus gây ra nên không có biện pháp điều trị xong có thể sử dụng một số cách dưới đây để giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra.

BƯỚC 1: VỆ SINH

Phun MEDISEP liều: 1,5 ml/lít nước hoặc NEO ANTISEP liều 9 ml/5 lít nước, phun 1 lần/ngày, mỗi ngày 1 loại thuốc sát trùng trong suốt thời gian xử lý dịch.

BƯỚC 2: VACCINE – KHÁNG SINH

Tiêm (chích) khẩn cấp vaccine MYVAC HC (GPE-) cho toàn đàn, với con sơ sinh của các đàn này nên tiêm ngay sau khi sinh (trước khi bú sữa đầu). Toàn đàn tiêm nhắc lại 1 tháng sau đó.

– Heo bệnh nặng:

+ Hạ sốt bằng KETOJECT 10% liều 1 ml/33 kg TT/ngày.

+ Chống co giật, tăng lực với BUTACAN INJ liều heo con 1-5 ml/con, heo (50-100 kg) liều 30-50 ml/con.

+ Dùng PEN STREP INJECT liều 1 ml/10 kg TT/72 giờ hoặc TERRA 20% LA liều 1 ml/10 kg TT/48 giờ phòng bội nhiễm vi khuẩn.

BƯỚC 3: BỔ TRỢ

Trộn TONIC VIT C, HEPADETOX powder 1 kg/tấn thức ăn và SUPER ZYM 400 g/1 tấn thức ăn để bổ sung điện giải, giải độc gan thận, tăng sức đề kháng và tiêu hóa thức ăn. Trộn VIRATE – C liều 0,5-2 lít/1 tấn thức ăn để phục hồi niêm mạc đường ruột

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *