Dịch tả vịt – Duck Virus Enteritis, Duck Plague, Pestis anatum

Trong tự nhiên vịt là loài cảm nhiễm nhất. Tất cả các giống vịt ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc dịch tả vịt. Các loại thuỷ cầm khác như ngan, ngỗng, thiên nga cũng cảm nhiễm khi tiếp xúc với vịt bệnh.

Nguyên nhân gây ra bệnh Dịch tả vịt là gì?

Bệnh do virus thuộc Herpesvirus gây ra, bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Virus có một chủng huyết thanh duy nhất và được phân loại theo nhóm độc lực cao, trung bình và yếu.

Vịt, ngan, ngỗng, thiên nga và một số hoang cầm cùng nòi khác đều mắc.

Phương thức truyền lây của bệnh dịch tả vịt có thể trực tiếp do sự tiếp xúc giữa vịt khoẻ và vịt ốm hoặc vịt mang trùng.

Bệnh có thể lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi và bãi chăn thả bị ô nhiễm.
Phương thức truyền dọc cũng có thể xảy ra.
Bệnh lây lan nhanh, mạnh. Tỷ lệ ốm và tỷ lệ chết cao. Bệnh dịch tả vịt có thể xảy ra quanh năm nhưng tập trung nhiều nhất vào mùa hè.

Bệnh tích vi thể virus dịch tả vịt
Bệnh tích vi thể virus dịch tả vịt

Triệu chứng khi mắc dịch tả vịt?

Thời gian nung bệnh từ 3 – 7 ngày. Sau khi xuất hiện triệu chứng, vịt thường chết sau 1 – 5 ngày.

Triệu chứng biểu hiện khác nhau tùy theo độc lực của virus; tuổi, tính biệt, giống và sức đề kháng của cơ thể vịt.

Ở những đàn vịt bị bệnh thường thấy: lúc đầu xuất hiện những con lờ đờ, không thích vận động, không muốn xuống nước.

Trên đàn vịt lớn, khi chăn thả có một số con rớt lại sau đàn do chân bị liệt; vịt có hiện tượng chết đột ngột.

Ở vịt đẻ khi bị bệnh, sản lượng trứng giảm xuống, thậm chí ngừng đẻ hẳn.

Vịt đực bị bệnh có hiện tượng sa dịch hoàn.
Vịt bệnh thường sốt cao, thân nhiệt lên tới 43 – 440C, vịt ủ rũ, bỏ ăn, đứng một chân, đầu rúc vào cánh. Trong đàn có nhiều con có tiếng kêu khản đặc. Vịt thường sưng mí mắt, niêm mạc mắt đỏ, lúc đầu chảy nước mắt trong, loãng làm ướt cả vùng lông dưới mi mắt, sau nước mắt đặc lại có màu vàng như mủ đóng đầy khoé mắt và có khi làm 2 mí mắt dính lại với nhau.

Vịt khó thở, thở khò khè. Từ mũi chảy ra chất niêm dịch lúc đầu trong sau đặc lại, khô quánh bám quanh khoé mũi.

Nhiều vịt bị sưng đầu, có con lông ở trên đầu dựng lên như có mào, khi sờ nắn có cảm giác đầu mềm như chuối chín. Hầu, cổ cũng có thể sưng to do tổ chức liên kết dưới da bị phù thũng. Nhiều con vịt bệnh khi bắt buộc phải vận động có hiện tượng run phần đầu, cổ hoặc toàn thân.
Vịt mới bị bệnh thường khát nước, sau vài ngày thấy ỉa chảy, phân loãng, màu trắng xanh, thối khắm, hậu môn bẩn, lông xung quanh dính bết phân. Trong phân có thể lẫn những vệt máu.

Vịt con 2 – 7 tuần tuổi có hiện tượng mất nước, khối lượng cơ thể giảm, mỏ có màu xanh, viêm kết mạc mắt; chảy nước mắt, nước mũi và thường có lẫn các vệt máu tươi. Đến ngày thứ 6 – 7, vịt gầy rạc, liệt, nằm một chỗ, thân nhiệt giảm dần, con vật kiệt sức mà chết.

Tỷ lệ ốm, tỷ lệ chết: dao động từ 5 – 100%. Vịt trưởng thành có tỷ lệ chết cao hơn vịt con.
Nếu bị kế phát một số bệnh do vi khuẩn như Pasteurella multocida, Riemerella anatipestifer và E. coli thì tỷ lệ chết sẽ tăng cao.

Triệu chứng dịch tả vịt
Triệu chứng dịch tả vịt

 Bệnh tích của dịch tả vịt?

– Xuất huyết, thủy thũng phần da, tổ chức dưới gáy.
– Niêm mạc thực quản, phần cuối lưỡi có màng trắng đóng bựa thành mảng, khi gạt lớp bựa trắng ra, phía dưới loét hoặc xuất huyết lấm tấm.
– Niêm mạc ruột, dạ dày tuyến xuất huyết, loét (đặc biệt ở tá, trực tràng) hoặc có màng giả, ruột xuất huyết hình vòng nhẫn.

– Dạ dày cơ cũng xuất huyết nặng. Niêm mạc ruột bị viêm cata, tụ máu và xuất huyết, có những vết loét, nhất là tá tràng và trực tràng.
– Hậu môn, trực tràng xuất huyết thành những vệt màu đỏ, xen kẽ những vết loét màu vàng.
– Xoang bao tim tích nước vàng, viêm ngoại tâm mạc có xuất huyết thành điểm, thành vệt.

– Gan có màu nâu nhạt, sưng tụ máu, xuất huyết, có những chấm hoại tử to bằng đầu đinh ghim. Túi mật sưng. Lách bình thường hoặc teo nhỏ, sẫm màu, có những chấm hoại tử.

– Tuyến ức có nhiều điểm xuất huyết và hoại tử màu vàng.

– Túi Fabricius lúc đầu có màu đỏ, về sau được bao bọc bởi lớp dịch màu vàng. Khi bổ đôi túi Fabricius thấy bên trong có nhiều dịch thủy thũng, niêm mạc túi bị mỏng và có nhiều điểm xuất huyết.
– Thận và tuyến tụy ít bị ảnh hưởng. Xoang bụng có dịch thẩm xuất màu vàng.
– Buồng trứng và ống dẫn trứng sung hoặc xuất huyết, buồng trứng méo mó biến dạng, noãn hoàng vỡ, chứa đầy xoang bụng.

bệnh tích dịch tả vịt
bệnh tích dịch tả vịt

Vacxin dịch tả vịt

Hiện nay người ta sử dụng 2 chủng virus nhược độc để chế vacxin.
– Virus nhược độc dịch tả vịt thích nghi trên phôi vịt: vacxin được bào chế ở dạng đông khô, khi dùng pha với nước sinh lý để có một liều là 0,5ml, tiêm dưới da.
Ở những nơi ít bị dịch, với vịt nuôi thịt có thể tiêm 1 lần ngay khi vịt nở là đủ.
Với vịt đẻ và vịt giống cần tiêm nhắc nhở sau 45 ngày và cứ mỗi 6 tháng tái chủng một lần trước khi vịt vào vụ đẻ.
Có thể sử dụng Chủng vaccine DỊCH TẢ VỊT (TẾ BÀO) theo lịch dưới đây:
Vịt, ngan nuôi thịt: Tiêm lần 1 lúc 5-7 ngày tuổi, lặp lại sau 2-3 tuần.
Vịt, ngan đẻ: Ngoài 2 lần tiêm trên thì tiêm lại lúc 11 và 17 tuần tuổi, tái chủng sau 4-6 tháng/lần

 

Phòng bệnh dịch tả vịt hiệu quả?

BƯỚC 1: VỆ SINH, SÁT TRÙNG
Dùng MEDISEP liều 1,5 ml/1 lít nước hoặc NEO ANTISEP pha 9 ml/5 lít nước, phun vào không khí trong và ngoài chuồng nuôi 1-2 lần/tuần.
BƯỚC 2: VACCINE PHÒNG BỆNH
Chủng vaccine DỊCH TẢ VỊT (TẾ BÀO) theo lịch dưới đây:
Vịt, ngan nuôi thịt: Tiêm lần 1 lúc 5-7 ngày tuổi, lặp lại sau 2-3 tuần.
Vịt, ngan đẻ: Ngoài 2 lần tiêm trên thì tiêm lại lúc 11 và 17 tuần tuổi, tái chủng sau 4-6 tháng/lần.
BƯỚC 3: BỔ TRỢ
Trộn thức ăn hoặc pha nước uống B.MULTI PLUS, ACID LAC WAY liều 1 g/1 lít nước hoặc 2 kg/tấn thức ăn, bổ sung hàng ngày để cung cấp men vi sinh, enzyme tiêu hóa, acid hữu cơ, vitamin tổng hợp giúp tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa thức ăn, đặc biệt trong các quá trình điều trị, xử lý bệnh.

Điều trị dịch tả vịt như thế nào nếu bệnh xảy ra?

Bệnh virus gây ra nên không có thuốc đặc trị. Tuy nhiên có thể dùng các loại thuốc sau để nâng cao thể trạng, phòng kế phát, giảm tỷ lệ chết.
BƯỚC 1: VỆ SINH
Pha dung dịch sát trùng MEDISEP 1,5 ml/lít nước hoặc NEO ANTISEP liều 9 ml/5 lít nước, phun vào không khí trong và ngoài chuồng nuôi 1 lần/ngày.
BƯỚC 2: VACCINE – BỔ TRỢ CẤP
Dùng vaccine DỊCH TẢ VỊT (TẾ BÀO) tiêm (chích) cho toàn đàn với liều gấp 2 lần.
Hạ sốt: DECOLVET 1 g/lít nước uống, cho uống 3-4 giờ/ngày, liên tục 2-3 ngày.
Bù điện giải, vitamin, giải độc cấp: Pha BIOMUN 1-2 ml/1 lít nước + TONIC VIT C 1 g/1 lít nước + VITA VIT AD3E
1 ml/1 lít nước, pha nước uống hoặc trộn thức ăn, dùng liên tục đến khi phục hồi, và tiếp tục sử dụng thêm 3-5 ngày sau khi dùng kháng sinh phòng bội nhiễm (nếu có).
BƯỚC 3: KHÁNG SINH PHÒNG TRỊ KẾ PHÁT
Sau khi dùng bổ trợ 1-2 ngày, dùng GENDOX FORT liều 100 g/1.5 tấn TT/ngày, trộn thức ăn hoặc pha nước uống trong 3-5 ngày.

Sử dụng Bactrill L100 1ml/2l nước, điều chỉnh lượng nước sử dụng trong 6h, liệu trình 3-5 ngày.

 

Tham khảo thêm:

THUỐC SÁT TRÙNG CHUỒNG TRẠI TUYỆT VỜI

THUỐC HẠ SỐT, GIẢM ĐAU ĐẶC TRỊ TRÊN GIA CẦM, THỦY CẦM

KHÁNG SINH PHÒNG BỘI NHIỄM CHỨA Gentamicin sulphate: 200mg Doxycyclin hyclade: 200mg

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *