Bệnh khô thai ở lợn tuy không gây chết ở heo nái nhưng ảnh hưởng lớn đến số lượng và chất lượng heo con trên đàn. Hơn nữa lại không có biện pháp xử lý đặc hiệu nên người chăn nuôi rất cần phải lưu ý.
Tóm tắt nội dung
Nguyên nhân gây ra bệnh khô thai ở lợn là gì?
Bệnh khô thai ở lợn do Porcine Parvovirus gây ra. Bệnh chủ yếu lây qua đường sinh dục, hô hấp.
Triệu chứng bệnh khô thai trên nái
Khi mắc bệnh khô thai PPV – nái đẻ ít con hoặc đẻ ra nhiều thai khô (thai chết ở các giai đoạn khác nhau), chết phôi, tiêu thai, sảy thai và tăng số thai khô hoặc đẻ non, heo con đẻ ra yếu.
Heo nái không động dục hoặc phối nhiều lần không đậu thai, chậm động dục lại.
Con đực nhiễm bệnh không có biểu hiện xong là nguồn lây nhiễm nguy hiểm qua tinh khi sử dụng phối giống.
Bệnh tích khi nái mắc bệnh khô thai
- Tiêu thai: Phôi bị chết và bị tái hấp thu nên không thấy bệnh tích.
- Thai khô: Thường nhiễm ở kỳ 1 nên thai bị hấp thu nước, khô, cứng lại và chuyển màu thành màu đen, kích thước nhỏ hơn so với các thai còn lại.
- Sảy thai, thai chết lưu: Thai bị chết ở các giai đoạn khác nhau, thai gỗ, thai chết đã lâu và thai mới chết.
Phòng bệnh khô thai trên nái
Vắc xin là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh khô thai trên nái; ngoài ra người chăn nuôi cũng cần đảm bảo an toàn sinh học.
BƯỚC 1: VỆ SINH
Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, phun sát trùng định kỳ bằng MEDISEP liều 1,5 ml/1 lít nước hoặc NEO ANTISEP 9 ml/5 lít nước, 2-4 lít dung dịch đã pha/100 m2 chuồng nuôi, phun định kỳ 1-2 lần/tuần.
BƯỚC 2: VACCINE – KHÁNG SINH PHÒNG BỆNH
Chủng vaccine PARVOSIN-OL theo lịch khuyến cáo ở mục phòng bệnh.
Trộn kháng sinh định kỳ LINCO-S liều 1 kg/tấn thức ăn hoặc FLOR-4000 liều 1 kg/2 tấn thức ăn, dùng trong 7-10 ngày.
BƯỚC 3: BỔ TRỢ
TONIC VIT C và BIOLAC trộn 1 kg/tấn thức ăn, bổ sung hàng ngày để tăng sức đề kháng, tăng cường khả năng tiêu hóa, hấp thu, chuyển hóa thức ăn và nâng cao năng suất sinh sản.