Bệnh tai xanh trên heo (sốt đỏ – prrs) – nguyên nhân và cách phòng trị

Bệnh tai xanh hay còn gọi là Hội chứng rối loại hô hấp trên heo – PRRS đã gây ra không ít thiệt hại cho người chăn nuôi. Trong bài viết lần này Dược Phẩm Xanh sẽ cung cấp cho quý vị những thông tin cơ bản giúp quý vị phòng tránh và xử lý bệnh Tai xanh trên heo một cách tốt nhất. 

Nguyên nhân gây ra bệnh Tai xanh trên heo?

Do virus thuộc họ Arteriviridae gây ra.

Có 2 kiểu gen PRRS là châu Âu (Nhóm I) hay Lelystad và Bắc Mỹ

(Nhóm II) có tên gọi là VR2332.

Tại Việt Nam, virus gây bệnh có độ tương đồng 99% với chủng độc lực cao đang gây bệnh tại Trung Quốc và 98% với chủng Bắc Mỹ.

 

benh tai xanh 6

Biểu hiện – triệu chứng của heo khi mắc tai xanh?

  • Heo thịt: Sốt cao 40,5 – 41 độ C, toàn thân phát ban đỏ.

Ho, hắt hơi, thở thể bụng (thở giật), chảy nước mũi. Mắt thâm hơi sưng, nằm một chỗ, tai xanh (tai thâm).

 

benh tai xanh 2

 

  • Heo nái: Sốt bỏ ăn, uống nước ít, tai thâm tím. Ho, thở khó, thở nhanh, thở thể bụng, chảy nước mũi.

Sảy thai ở nhiều lứa tuổi khác khác nhau (thường là thai trắng, thai lớn), đẻ non hoặc chết lưu.

Nái sau khi sinh thường viêm vú, mất sữa. Chậm động dục – phối không đạt.

 

benh tai xanh 3

 

benh tai xanh 4

 

  • Heo con theo mẹ: Sinh ra yếu ớt, run rẩy, yếu chân, mắt nhiều ghèn, tiêu chảy, da có vết phồng rộp, tai tím xanh. Heo khó thở, thở gấp.
  • Heo đực lấy giống: Sốt, giảm ăn, có biểu hiện về hô hấp, lờ đờ, mất tính hăng, lượng tinh dịch ít, chất lượng tinh kém.

    Bệnh tích của heo khi mắc tai xanh

    benh tai xanh 5

    • Da heo thâm tím ở các vị trí như tai, mõm, bụng
    • Phổi viêm, xuất huyết
    • Ở xoang bụng tích dịch
    • Hạch bạch huyết sưng to hơn bình thường
    • Lợn xuất huyết đa phủ tạng
    • Bệnh tích ở cổ tử cung 

    Phòng bệnh tai xanh trên heo

    BƯỚC 1: VỆ SINH CHUỒNG TRẠI

    Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, phun sát trùng định kỳ bằng MEDISEP liều 1,5 ml/1 lít nước hoặc NEO ANTISEP 9 ml/5 lít nước, 2-4 lít dung dịch đã pha/100 m2 chuồng nuôi, phun định kỳ 1-2 lần/tuần.

    BƯỚC 2: VẮC XIN – KHÁNG SINH PHÒNG BỆNH TAI XANH

    Chủng vắc-xin theo lịch khuyến cáo ở mục phòng bệnh.

    Trộn kháng sinh định kỳ LINCO-S liều 1 kg/tấn thức ăn hoặc FLOR-4000 liều 1 kg/2 tấn thức ăn, dùng trong 7-10 ngày.

    BƯỚC 3: BỔ TRỢ 

    TONIC VIT-CBIOLAC trộn 1 kg/tấn thức ăn, bổ sung hàng ngày để tăng sức đề kháng, tăng cường khả năng tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa thức ăn giúp giảm mùi hôi chuồng nuôi, giảm tiêu chảy, nâng cao năng suất chăn nuôi.

    Xử lý khi trang trại bắt đầu xuất hiện tai xanh

    Bệnh do virus gây ra nên không có biện pháp điều trị xong có thể sử dụng một số cách dưới đây để giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra.

    BƯỚC 1: VỆ SINH

    Phun MEDISEP liều: 1,5 ml/lít nước hoặc NEO ANTISEP liều 9 ml/5 lít nước, 2-4 lít dung dịch đã pha/100 m2 chuồng nuôi.

    Phun 1 lần/ngày, mỗi ngày 1 loại thuốc sát trùng trong suốt thời gian xử lý dịch.

    BƯỚC 2: KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG

    Cá thể nặng:

    + Tiêm ANAGIN-C liều 1ml/10 kg TT, sau 4 tiếng tiêm KETOJECT 10% liều 1 ml/33 kg TT, tiêm đến khi hết sốt.

    + Bồi bổ, trợ sức, trợ lực: Tiêm VITAMIN B.KOMPLEKS liều 1 ml/20 kg TT.

    + Tiêm FLORJECT PLUS với liều 1 ml/20 kg TT/48 giờ.

    Toàn đàn:

    + Trộn thuốc hạ sốt DECOLVET với liều 1,5 g/10 kg thể trọng.

    + Trộn kháng sinh LINCO-S liều 2 kg/tấn thức ăn, hoặc FLOR 4000 với liều 1 kg/tấn thức ăn hỗn hợp, dùng 7-10 ngày liên tục.

    BƯỚC 3: BỔ TRỢ – TĂNG LỰC

    BIOMUN liều 1 ml/lít nước và trộn B.MULTI PLUS và BIOLAC liều 1 kg/1 tấn thức ăn, dùng liên tục đến khi phục hồi, giúp tăng lực nhanh, giải độc gan thận cấp và phục hồi khả năng sinh sản, giảm tác động của stress và tăng sức đề kháng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *