Hiện nay, bệnh Lở mồm long móng (LMLM) đang bùng phát mạnh trên gia súc, trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành chăn nuôi. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với tốc độ lây lan nhanh, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe vật nuôi. Không chỉ heo mà nhiều loài động vật khác cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh gây ra triệu chứng đau đớn, mệt mỏi, làm giảm tăng trọng, đặc biệt nguy hiểm đối với heo con với tỷ lệ tử vong cao. Đối với heo nái, bệnh có thể dẫn đến sảy thai, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Trước tình hình này, việc chủ động phòng bệnh và kiểm soát dịch là yếu tố then chốt để bảo vệ đàn vật nuôi, giảm thiểu tổn thất cho người chăn nuôi.
- Phòng bệnh
BƯỚC 1: VỆ SINH
- Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, phun sát trùng định kỳ bằng MEDISEP liều 1,5 ml/1 lít nước, 2-4 lít dung dịch đã pha/100 m2 chuồng nuôi, phun định kỳ 1-2 lần/tuần.
- Sau khi heo nái sinh dùng bột lăn GOOD FARM EXTRA rắc lên chuồng. Đảm bảo nhiệt độ úm cho heo con, giữ ấm cho heo con bằng bột GOOD FARM EXTRA 1 kg/1-2 ổ heo.
BƯỚC 2: VACCINE – KHÁNG SINH PHÒNG BỆNH
- Phòng bệnh bằng vaccine có hiệu quả cao. Cần chọn vaccine chứa kháng nguyên phù hợp với chủng lưu hành thực địa.
- Trộn kháng sinh định kỳ LINCO-S liều 1 kg/tấn thức ăn hoặc FLOR 4000 liều 1 kg/2 tấn thức ăn, dùng trong 7-10 ngày.
BƯỚC 3: BỔ TRỢ
- TONIC VIT C và BIOLAC trộn 1 kg/tấn thức ăn, bổ sung hàng ngày để tăng sức đề kháng, tăng cường khả năng tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa thức ăn giúp giảm mùi hôi chuồng nuôi, giảm tiêu chảy, nâng cao năng suất chăn nuôi.
- Xử lý bệnh
Bệnh do virus gây ra nên không có biện pháp điều trị đặc hiệu, nhưng khi bệnh xảy ra cần phải điều trị các mụn nước ở miệng, mũi, kẽ móng, đầu núm vú,… để ngăn ngừa bệnh kế phát và trợ sức, trợ lực cho heo mau chóng hồi phục.
BƯỚC 1: VỆ SINH
- Phun MEDISEP liều 15 ml/10 lít nước, phun 2 lần/ngày.
- Rắc bột GOOD FARM EXTRA lên nền chuồng, giữ chuồng khô ráo, sạch sẽ.
- Hạn chế nhập heo mới trong thời gian dịch bệnh.
BƯỚC 2: Tách những con mắc bệnh và đã xuất hiện mụn nước để điều trị riêng
- Hạ sốt, giảm viêm cho heo bằng KETOJECT 10% với liều 1 ml/33 kg thể trọng/ngày hoặc ANAGIN-C liều 1 ml/10 kg thể trọng/ngày.
- Xử lý mụn nước đã vỡ: Rửa sạch vùng da có vết loét bằng nước muối pha loãng hoặc phèn chua hoặc acid chanh. Sau đó dùng xanh Methylen bôi lên vết loét (không chà sát mạnh sẽ làm tổn thương lan rộng và dịch trong mụn nước vỡ ra), ngày 2 lần. Với mụn nước chưa vỡ dùng xilanh hút sạch nước bên trong rồi mới tiến hành rửa.
- Cho ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hoá, với heo con bị mụn nước ở miệng không ăn được cần đổ thức ăn trực tiếp.
- Tiêm kháng sinh để phòng nhiễm trùng kế phát, lựa chọn một trong các thuốc sau:
- PEN STREP INJECT liều 1 ml/10 kg thể trọng/72 giờ
- GRAMOVET 15% LA liều 1 ml/15 kg thể trọng/48 giờ
- Ceftimax 5% inj liều 1 ml/16 kg thể trọng/ngày
- Trợ sức, trợ lực bằng BUTACAN INJ liều 1 ml/3-5 kg thể trọng/ngày.
BƯỚC 3: ĐỐI VỚI TOÀN ĐÀN CHƯA BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA BỆNH
- Trộn LINCO-S liều 2 kg/tấn thức ăn hoặc G-MOX 50% PREMIX liều 600 g/tấn thức ăn, dùng 5-7 ngày liên tục.
- Kết hợp trộn BETAPRO C với liều 1 kg/tấn thức ăn giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch.
BƯỚC 4: BỔ TRỢ
- Pha BIOMUN liều 1 ml/lít nước, trộn B.MULTI PLUS và TONIC VIT C liều 1 kg/tấn thức ăn dùng liên tục đến khi phục hồi, giúp tăng lực nhanh, tăng sức đề kháng và giải độc gan thận cấp, tăng cường chuyển hóa.
Hãy luôn theo dõi đàn heo và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời để bảo vệ sức khỏe vật nuôi và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho trại chăn nuôi.