CÚM HEO – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ

  1. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH
    Bệnh cúm heo (Swine Influenza) do virus gây ra, là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh hô hấp cấp tính ở heo ở mọi lứa tuổi và tất cả các mùa nào trong năm. Bệnh phổ biến trên toàn cầu, nhất là tại những khu vực chăn nuôi tập trung. Mặc dù bệnh thường gây tử vong thấp, nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

    Bệnh cúm heo đã xuất hiện từ lâu, nhưng người chăn nuôi thường ít chú trọng đến. Bệnh chưa gây thành dịch lớn, song nếu không áp dụng các biện pháp phòng ngừa kịp thời, nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng là rất cao, gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi.

  2. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
    Bệnh do virus cúm type A thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. Trong đó, các chủng phổ biến nhất gồm: H1N1, H3N2, H1N2. Thời gian ủ bệnh rất ngắn từ 12 đến 48 giờ. Virus ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Virus có thể lây nhiễm cả trại trong vài ngày. Khả năng truyền cao này được coi là đặc điểm chính giúp chẩn đoán bệnh.
  3. PHƯƠNG THỨC TRUYỀN LÂY

    Virus có nhiều trong dịch đường hô hấp của heo mắc bệnh, từ đó mầm bệnh có thể lây lan trực tiếp từ lợn bệnh sang heo khỏe thông qua các dịch tiết, không khí khi heo bệnh hắt hơi, sổ mũi và ho…

    Các vật dụng chăn nuôi và người cũng có thể mang mầm bệnh từ chuồng heo bệnh sang chuồng heo khoẻ. Mầm bệnh có thể lưu hành trên đàn heo trong suốt một năm nhưng thường gây dịch trong các tháng cuối mùa thu và mùa đông, giống như quy luật phát dịch của dịch cúm mùa ở người. Ở những nơi chăn nuôi heo tập trung, bệnh càng dễ xảy ra. Sự xuất hiện và lây lan của bệnh thường liên quan đến vận chuyển heo hoặc sản phẩm của heo chưa qua xử lí.

  4. TRIỆU CHỨNG
    Cúm heo là bệnh mang tính chất bầy đàn. Thời gian nung bệnh thường từ 1 – 3 ngày, bệnh phát ra đột ngột và có tốc độ lây lan nhanh nên có thể thấy hầu hết số heo trong đàn phát bệnh trong cùng một thời điểm.
  • Sốt cao từ 40,5 – 41,50C.
  • Con vật mệt mỏi, bỏ ăn, nằm co cụm lại một chỗ, lười vận động, thậm chí không đi lại được.
  • Hắt hơi, ho, sổ mũi, chảy nước mũi rất nhiều. Cơn ho có thể rất dữ dội giống như đàn chó sủa, heo khó thở, phải há mồm ra để thở, thở thể bụng, một số con có thể bị viêm kết mạc mắt, con vật giảm cân, gầy yếu do biếng ăn và lười vận động.
  • Heo nái có các biểu hiện về rối loạn sinh sản như sảy thai, thai chết non, heo con sinh ra ít, còi cọc, tỷ lệ tử vong cao.

Trong một đàn lợn hầu như 100% số lợn bị nhiễm nhưng tỷ lệ tử vong rất thấp, thường chỉ là 1% nếu không có sự tái nhiễm. Thông thường, con vật có thể hồi phục rất nhanh sau 5 – 7 ngày kể từ khi biểu hiện bệnh đột ngột, tuy nhiên nếu có mầm bệnh khác kế phát thì lợn mắc bệnh trầm trọng hơn và tỷ lệ chết sẽ tăng lên.

image002 1
Heo ủ rũ, mệt mỏi, sốt cao, bỏ ăn
  1. BỆNH TÍCH
    Phổi viêm với những đám đỏ trên các thuỳ, đặc biệt là ở thuỳ đỉnh, thuỳ tim. Hệ thống khí phế quản chứa đầy dịch nhầy, có bọt khí và hầu như đặc kín bởi tơ huyết và dịch rỉ viêm.

    benh tich benh cum heo
    Bệnh cúm heo với các bệnh tích điển hình



  2. PHÒNG BỆNH:
    BƯỚC 1: VỆ SINH Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, phun sát trùng định kỳ bằng MEDISEP liều 1,5 ml/1 lít nước, 2-4 lít dung dịch đã pha/100 m2 chuồng nuôi, phun định kỳ 1-2 lần/tuần. Sau khi heo nái sinh dùng bột lăn GOOD FARM EXTRA rắc lên chuồng. Đảm bảo nhiệt độ úm cho heo con, giữ ấm cho heo con bằng bột GOOD FARM EXTRA 1 kg/1-2 ổ heo.

    BƯỚC 2: VACCINE – KHÁNG SINH PHÒNG BỆNH Chủng vaccine theo lịch khuyến cáo ở mục phòng bệnh. Trộn kháng sinh định kỳ LINCO-S liều 1 kg/tấn thức ăn hoặc FLOR-4000 liều 1 kg/2 tấn thức ăn, dùng trong 7-10 ngày.

    BƯỚC 3: BỔ TRỢ TONIC VIT C và BIOLAC trộn 1 kg/tấn thức ăn, bổ sung hàng ngày để tăng sức đề kháng, tăng cường khả năng tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa thức ăn giúp giảm mùi hôi chuồng nuôi, giảm tiêu chảy, nâng cao năng suất chăn nuôi.

  1. XỬ LÝ BỆNH
    Bệnh do virus gây ra nên không có biện pháp điều trị xong có thể sử dụng một số cách dưới đây để giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra.
    BƯỚC 1:VỆ SINH
  • Phun MEDISEP liều:1,5 ml/lít nước, 2-4 lít dung dịch đã pha/100 m2 chuồng nuôi. Phun 1 lần/ngày, mỗi ngày 1 loại thuốc sát trùng trong suốt thời gian xử lý dịch.
    BƯỚC 2: KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG
  • Cá thể nặng:
  • Tiêm ANAGIN-C liều 1ml/10 kg TT, sau 4 tiếng tiêm KETOJECT 10% liều 1 ml/33 kg TT, tiêm đến khi hết sốt.
  • Bồi bổ, trợ sức, trợ lực: Tiêm VITAMIN B.KOMPLEKS liều 1 ml/20 kg TT.
  • Tiêm FLORJECT PLUS với liều 1 ml/20 kg TT/48 giờ.

Toàn đàn:

  • Pha thuốc hạ sốt DECOLVET với liều 1,5 g/10 kg thể trọng.
  • Trộn kháng sinh LINCO-S liều 2 kg/tấn thức ăn, hoặc FLOR 4000 với liều 1 kg/tấn thức ăn hỗn hợp, dùng 7-10 ngày liên tục.

         BƯỚC 3: BỔ TRỢ – TĂNG LỰC

  • Trộn BETAPRO C, B.MULTI PLUS và BIOLAC liều 1 kg/1 tấn thức ăn, dùng liên tục đến khi phục hồi, giúp tăng lực nhanh, giải độc gan thận cấp và phục hồi khả năng sinh sản, giảm tác động của stress và tăng sức đề kháng.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *