GS.TS MOHD HAIR BEJO được trao giải “WVPA – Đổi mới trong nghiên cứu và phát triển Vaccine”

Giáo sư, tiến sỹ MOHD HAIR BEJO là cá nhân thứ hai được trao giải thưởng này vào năm 2015. Giải thưởng này được trao tặng cho các bác sỹ thú y hoặc các chuyên gia trong lĩnh vự gia cầm về những đóng góp nổi bật của họ trong lĩnh vực các sáng tạo mới trong chủng vắc xin cho gia cầm.

Bày tỏ lòng biết ơn về thành tích này, Giáo sư. Tiến sỹ MOHD HAIR BEJO cho biết ông không nghĩ mình sẽ giành được giải thưởng:

Ông chia sẻ: “Giải thưởng này thực sự là một sự công nhận trên toàn thế giới cho các nhà khoa học trong lĩnh vực Thú y trên gia cầm về những đóng góp của họ trong nghiên cứu, phát triển và thương mại hoá các sản phẩm mới vì lợi ích của cộng đồng”.

MYVAC UMBORO UPM93
Trong khi đó, chủ tịch của WVPA cho rằng: “Giáo sư HAIR BEJO là người chiến thắng xứng đáng cho giải thưởng năm nay”
Viêm túi huyệt truyền nhiễm (Gumboro) là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, do virus gây ra trên gà. Bệnh gây tỷ lệ chết cao cũng như suy giảm miễn dịch. Một khi đã mắc bệnh và không được xử lý, gà sẽ rất dễ cảm nhiễm với các bệnh truyền nhiễm khác, làm bệnh trầm trọng hơn, gia tăng tỷ lệ chết.
Giáo sư Hair Bejo phát biểu: Virus Gumboro có độc lực cao, phát hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1980, và năm 1990 ở Châu Á. Các loại vắc xin trong thời kỳ này cho độ bảo hộ không tối ưu cho gà, chính vì vậy nhu cầu về loại vắc xin mới, hiệu quả hơn là rất cấp thiết.
Ông cũng nói thêm rằng: vắc xin MYVAC UPM93 được nghiên cứu và phát triển từ những năm 1993 và năm 2005 đã được thương mại hoá. Vắc xin này có thể được chủng cho gà bằng cách pha nước uống.
Đến năm 2012, khoảng 80.46 triệu liều vaccine đã được bán tại Malaysia và hơn 8.68 triệu liều tại Myanmar (2011-2013), ông nói. Vắc xin này hiện cũng đang được lưu hành tại Việt Nam.
Năm 2015, vắc xin Myhatch UPM93 cũng đã được thương mại hoá cho gà con mới nở, có thể tiêm ngay tại lò ấp.
Hiện nay, ông đang thực hiện các nghiên cứu để sản xuất các công nghệ vắc xin mới như tái tổ hợp, di truyền ngược (reverse genetic),…
Các kỹ thuật này sẽ được thử nghiệm tại phòng nghiên cứu của trường đại học Putra Malaysia trước khi đưa ra thực nghiệm tại trại.

(Nguồn: https://vet.upm.edu.my/news ).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *