Lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm, thường xảy ra ở các loài guốc chẵn như trâu, bò, dê, cừu, lợn,…Với đặc trưng là lợn xuất hiện các mụn nước ở miệng, mũi, chân và đầu vú. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, mạnh; tuy có tỷ lệ chết thấp nhưng gây hậu quả nặng nề như: giảm tăng trọng, sảy thai, giảm sản lượng sữa.
Tóm tắt nội dung
Nguyên nhân gây bệnh lở mồm long móng trên heo
Lở mồm long móng gây ra do virus thuộc họ Picornavirus, giống Aphthovirus. Gồm 7 typ kháng nguyên và 65 subtype:: O (11), A(32), C (5), SAT1(7), SAT2(3), SAT3(4), Asia1(3). Không sinh miễn dịch chéo.
Cách thức truyền lây của Lở mồm long móng
- Bệnh có thể truyền lây giữa các loài động vật với nhau, thường là động vật guốc chẵn.
- Đường xâm nhập
Trực tiếp : qua nước bọt
Gián tiếp : qua không khí, thức ăn, nước uống, chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi …
Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hóa
Ngoài ra, có thể lây qua đường hô hấp, sinh dục, do động vật chân đốt truyền (cơ học hoặc sinh học)
- Bệnh có thể lây sang người nhưng ít xảy ra.
Bệnh lở mồm long móng có liên quan đến bệnh tay chân miệng trên người hay không?
Câu trả lời là không. Bệnh tay chân miệng trên người gây ra do Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV-71) thuộc nhóm virus đường ruột gây ra (không liên quan đến virus gây bệnh LMLM ở gia súc.
Triệu chứng bệnh lở mồm long móng
Ban đầu, một số heo bị què, đi lại khập khiễng và lây lan nhanh trong đàn.
Sốt cao (có thể lên đến 410C), giảm ăn hoặc bỏ ăn.
Mọc các nốt mụn nước trên đỉnh lưng, mõm, vùng kẽ móng, bờ móng, vú (heo nái).
Trong vòng 24 giờ sau, các nốt mụn bị viêm tạo thành các nốt loét.
Trong điều kiện vệ sinh kém có thể gây loét hoặc long móng.
Tỷ lệ chết thấp nhưng trong trường hợp kế phát liên cầu, tụ cầu, … gây nhiễm trùng huyết sẽ khiến tỉ lệ chết tăng cao hơn.
Bệnh tích – Lở mồm long móng
Trên mõm, vùng móng có các nốt mụn nước riêng lẻ hoặc tụ thành đám, các vết loét hoặc phủ fibrin.
Hoại tử cơ tim trên heo con.
Phòng bệnh Lở mồm long móng
BƯỚC 1: VỆ SINH
Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, phun sát trùng định kỳ bằng MEDISEP liều 1,5 ml/1 lít nước hoặc NEO ANTISEP 9 ml/5 lít nước, 2-4 lít dung dịch đã pha/100 m2 chuồng nuôi, phun định kỳ 1-2 lần/tuần.
Sau khi heo nái sinh dùng bột lăn GOOD FARM EXTRA rắc lên chuồng. Đảm bảo nhiệt độ úm cho heo con, giữ ấm cho heo con bằng bột GOOD FARM EXTRA 1 kg/1-2 ổ heo.
BƯỚC 2: VACCINE – KHÁNG SINH PHÒNG BỆNH
Chủng vaccine theo lịch khuyến cáo ở mục phòng bệnh.
Trộn kháng sinh định kỳ LINCO-S liều 1 kg/tấn thức ăn hoặc FLOR-4000 liều 1 kg/2 tấn thức ăn, dùng trong 7-10 ngày.
BƯỚC 3: BỔ TRỢ
TONIC VIT C và BIOLAC trộn 1 kg/tấn thức ăn, bổ sung hàng ngày để tăng sức đề kháng, tăng cường khả năng tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa thức ăn giúp giảm mùi hôi chuồng nuôi, giảm tiêu chảy, nâng cao năng suất chăn nuôi
Xử lý bệnh Lở mồm long móng
Bệnh do virus gây ra nên không có biện pháp điều trị xong có thể sử dụng một số cách dưới đây để giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra.
BƯỚC 1: VỆ SINH
Phun MEDISEP liều 1,5 ml/1 lít nước hoặc NEO ANTISEP 9 ml/5 lít nước, phun 1 lần/ngày, mỗi ngày 1 loại nước sát trùng trong suốt thời gian xử lý dịch.
Rắc bột GOOD FARM EXTRA lên nền chuồng, giữ chuồng khô ráo, sạch sẽ.
BƯỚC 2: KHÁNG SINH
Xử lý vết loét:
– Cách 1: Dùng gel nano bạc bôi lên vết loét
– Cách 2: Pha loãng giấm ăn phun trực tiếp lên vết loét sau đó bôi xanh methylen, giữ khô ráo.
Cá thể nặng: Tiêm PEN STREP INJECT liều 1 ml/10 kg TT/72 giờ hoặc GRAMOVET 15% LA liều 1 ml/15 kg TT/48 giờ + hạ sốt bằng KETOJECT liều 1 ml/33 kg TT hoặc ANAGIN-C liều 1 ml/10 kg TT.
+ Trợ sức, trợ lực bằng VITAMIN B.KOMPLEKS liều 1 ml/20 kg TT.
Toàn đàn: Trộn LINCO-S liều 2 kg/tấn thức ăn hoặc G-MOX 50% PREMIX liều 600 g/tấn thức ăn, dùng 7-10 ngày liên tục.
BƯỚC 3: BỔ TRỢ
Pha BIOMUN liều 1 ml/lít nước, trộn B.MULTI PLUS và TONIC VIT C liều 1 kg/tấn thức ăn dùng liên tục đến khi phục hồi, giúp tăng lực nhanh, tăng sức đề kháng và giải độc gan thận cấp, tăng cường chuyển hóa.