TIÊU CHẢY PHÂN XÁM TRÊN HEO DO BALANTIDIUM COLI

  1. NGUYÊN NHÂN

Bệnh do một loại nguyên sinh động vật thuộc nhóm trùng lông (Ciliate Protozoa) là Balantidium coli gây ra, thường sinh trong các tế bào biểu mô ruột, khiến biểu mô ruột tăng sinh bất thường và không thể phát triển thành thục. Đây là một tác nhân gây tiêu chảy và viêm ruột, đặc biệt phổ biến ở những trại chăn nuôi có điều kiện vệ sinh kém. Mặc dù Balantidium coli có thể tồn tại dưới dạng ký sinh mà không gây bệnh, nhưng khi điều kiện thuận lợi (như hệ miễn dịch suy giảm hoặc stress do môi trường), nó có thể phát triển mạnh và gây tiêu chảy nghiêm trọng trên heo.

Không chỉ ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi, Balantidium coli còn là một loại ký sinh trùng có khả năng lây nhiễm sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nguồn nước và thực phẩm bị nhiễm nang (cyst) của chúng.

  1. Vòng đời và cơ chế phơi nhiễm của BALANTIDIUM COLI

image001 1    

(Nguồn Balantidium coli, Encyclopedia of Parasitology)

Nang (Cyst) là giai đoạn chính lây truyền bệnh Balantidiasis. Heo thường bị nhiễm nang (Cyst) khi ăn phải thức ăn hoặc uống nước bị ô nhiễm.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, nang (cyst) sẽ vỡ ra ở ruột non, giải phóng thể Trophozoites (thể hoạt động), rồi di chuyển đến ruột già. Tại đây, Trophozoites phát triển trong lòng ruột già động vật, sinh sản bằng cách phân đôi, đôi. Một số Trophozoites sẽ tạo nang để hình thành nang nhiễm trùng. Một số khác xâm nhập vào thành ruột già, sinh sôi và gây ra tổn thương ruột (viêm ruột, loét ruột). Một phần Trophozoites quay trở lại lòng ruột rồi bị phân hủy. Các nang (Cyst) trưởng thành được đào thải ra ngoài theo phân, tiếp tục chu kỳ lây nhiễm. (Nguồn Balantidiasis, CDC)

Cả Cyst và Trophoziotes đều là mầm bệnh gây tiêu chảy cấp hay mạn tính.

  1. Biểu hiện của heo khi nhiễm Balantidium Coli

Bệnh thường xảy ra trên heo cai sữa và heo choai

Heo giảm ăn, chậm lớn, da lông khô

Heo tiêu chảy kéo dài, phân sệt, loãng, màu xám đen (phân xi măng) hoặc vàng loãng, đôi khi lẫn máu, thường có mùi khắm

image002 1 image003 2

Tỷ lệ chết do Balantidium coli trên heo thường không cao, tuy nhiên, trong trường hợp nhiễm trùng nặng, đặc biệt khi heo bị stress, suy giảm miễn dịch hoặc mắc bệnh đường ruột khác, tỷ lệ chết có thể dao động từ 10-30%, thậm chí cao hơn nếu không được điều trị kịp thời.

Khi mổ khám ruột heo, có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường các tổn thương đặc trưng do Balantidium coli gây ra trên ruột già, với những nốt loét rải rác trên bề mặt.

Niêm mạc ruột già bị viêm, loét, không tăng sinh dày lên.

image004 2 image005 2

  1. Phòng bệnh

Bước 1: Vệ sinh

  • Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, phun sát trùng định kỳ bằng MEDISEP liều 2 ml/1 lít nước hoặc NEO ANTISEP 9 ml/5 lít nước, 2-4 lít dung dịch đã pha/100 m2 chuồng nuôi, phun định kỳ 1-2 lần/tuần.
  • Sử dụng các chất sát trùng nguồn nước MEDISEP liều 3 ml/10 lít nước, kiểm soát chất lượng thức ăn.
  • Thường xuyên vệ sinh và thay nước ở bể toilet, 1-2 lần/ngày ở chuồng heo thịt, không để mực nước trong bể cao hơn móng heo.

Bước 2:

Trộn OTC 220 Premix 1 lần/tháng, trộn liên tục 7-10 ngày/lần, đặc biệt trong các giai đoạn heo cai sữa và heo choai với liều 1 kg/tấn thức ăn.

Bước 3:

Bổ sung điện giải TONIC VIT C và men sống BIOLAC trộn 1 kg/tấn thức ăn hàng ngày để tăng sức đề kháng, tăng cường khả năng tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa thức ăn.

  1. ĐIỀU TRỊ BỆNH

BƯỚC 1: VỆ SINH

  • Phun MEDISEP liều: 2 ml/lít nước hoặc NEO ANTISEP 9 ml/5 lít nước, phun 1 lần/ngày, mỗi ngày 1 loại thuốc sát trùng trong suốt thời gian điều trị bệnh.
  • Sát trùng nguồn nước: MEDISEP liều 3 ml/10 lít nước

BƯỚC 2: KHÁNG SINH

  • Toàn đàn: Trộn MEGACOX: 1 kg/5 tấn thể trọng/ngày, liên tục trong 10-14 ngày
  • – Heo bệnh nặng: + Tiêm kháng viêm, hạ sốt KETOJECT INJ liều 1 ml/33 kg TT

                                       + Tiêm kháng sinh COLIMOX INJ liều 1 ml/10 kg TT/ngày, liên tục 3-5 ngày

BƯỚC 3: BỔ TRỢ

  • Trộn HEPADETOX POWDER 1 kg/tấn thức ăn và SUPER ZYM 400 g/tấn thức ăn để giải độc gan thận, bổ enzyme và lợi khuẩn tăng cường tiêu hoá.
  • Trộn VIRATE-C 0,5-2 lít/tấn thức ăn để phục hồi vi lông nhung, niêm mạc đường ruột.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *