Tiêu chảy và sưng phù đầu trên heo do E.coli

Vi khuẩn E. coli là tác nhân thường gặp gây tiêu chảy trên heo con theo mẹ và heo sau cai sữa. Ở heo thịt dưới 30kg, vi khuẩn này thường gây hiện tượng sưng phù đầu và mặt. Bên cạnh đó, E. coli còn có thể gây ra các triệu chứng khác như tiêu chảy ra máu, nhiễm trùng đường tiết niệu và sinh dục ở heo thuộc mọi lứa tuổi.

  1. Nguyên nhân:

Bệnh do vi khuẩn E. coli trong đường ruột của heo xuất phát từ sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại, chủ yếu do các yếu tố stress. Bệnh có thể xảy ra ngay từ những ngày đầu sau sinh, với tỷ lệ chết từ 20-100%.

Những nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ nhiễm E. coli ở heo con:

  • Heo con không bú đủ sữa đầu hoặc sữa mẹ kém chất lượng.
  • Heo con bị lạnh do không được úm đúng cách, bị gió lùa, hoặc môi trường có độ ẩm cao.
  • Chăm sóc heo mẹ chưa tốt, quy trình đỡ đẻ không đảm bảo, thức ăn kém chất lượng, thay đổi khẩu phần liên tục, dẫn đến viêm vú, viêm tử cung, giảm tiết sữa khiến heo con không đủ dinh dưỡng.
  • Phương pháp tập ăn không đúng, thức ăn khó tiêu hóa, chất lượng kém.
  • Thiếu hụt men vi sinh, enzyme tiêu hóa và acid hữu cơ hỗ trợ tiêu hóa trong giai đoạn tập ăn và sau cai sữa.
  • Cai sữa không đúng cách: Chuyển đổi khẩu phần đột ngột, cho ăn quá nhiều mà không có men vi sinh hay kháng sinh hỗ trợ.
  • Chuồng trại ô nhiễm, áp lực mầm bệnh cao.
  1. Triệu chứng

Heo con mắc bệnh E. coli thường biểu hiện:

  • Heo con bị tiêu chảy, phân lỏng nhiều nước, màu từ trắng đến vàng cam.
  • Mắt trũng, lông xơ xác, mất nước, bụng hóp lại, bỏ bú.
  • Heo bị phù đầu do E.coli thường mắc ở giai đoạn sau cai sữa, những con to trong đàn là con bị nhiễm đầu tiên.
  • Heo bỏ ăn, tiếng kêu khàn. Mí mắt sưng, có dử.
  • Heo đi loạng choạng, vòng quanh, giật lùi, …
  • Phù mũi, đầu, mặt và tai. Sùi bọt mép, run từng cơn.
  • Chân bơi trong không khí (bơi chèo)
  • Xác chết khô, gầy, hóp bụng.

  image003  image004

  1. Bệnh tích:

Ruột chứa đầy dịch lỏng hoặc trương phồng lên, thành ruột mỏng.

Với heo bị phù: Da đỏ lên ở vùng bụng, thâm đen ở tai và 4 chân.

Phù mí mắt, mặt, đầu và một số nội quan khác trong cơ thể.

Phù niêm mạc dạ dày, màng treo ruột, vành tim, tim nhão, xoang bao tim tích nước

image005

  1. PHÒNG BỆNH
  • Phòng bệnh trên heo nái
  • Chích vaccine Rokovac Neo cho heo nái (phòng bệnh do Rotavirus và E.coli trên heo con)
  • Với nái tiêm vaccine lần đầu: Mũi 1 lúc 6 tuần trước khi sinh và mũi 2 cách 2 tuần trước khi sinh
  • Với nái đã từng tiêm vaccine ở các lứa trước: Chích 1 liều duy nhất vào 3 hoặc 4 tuần trước khi sinh.
  • Kiểm soát Viêm vú, viêm tử cung, mất sữa (MMA) cho heo nái
  • Trộn kháng sinh G-MOX 50% Premix với liều 1 kg/tấn thức ăn co nái ăn liên tục 5 ngày trước sinh và 5 ngày sau sinh
  • Chích GRAMOVET LA 15% INJ với liều 1 ml/15 kg thể trọng lúc 8 tiếng trước khi nái đẻ
  • Chăm sóc heo nái sau sinh
  • Sau khi sinh xong, cho heo nái uống nhiều nước
  • Chích 1 mũi BUTACAN INJ với liều 1 ml/3-5 kg thể trọng cho heo nái để heo nhanh hồi sức, tỉnh táo, tăng tiết sữa, phòng sốt sữa, co giật sau sinh.
  • Bổ sung men tiêu hoá BIOLAC với liều 1 kg/tấn thức ăn thường xuyên

4.2. Đối với heo con sơ sinh và tập ăn:

Bước 1:

  • Nhiệt độ úm là quan trọng: Đảm bảo nhiệt độ úm cho heo con liên tục suốt trong giai đoạn theo mẹ phải luôn trên 320C cả ngày và đêm (lưu ý cao hơn về đêm) và đảm bảo vệ sinh trong chuồng.
  • Dùng GOOD FARM EXTRA xoa trực tiếp lên người heo con để làm khô và giữ ấm ngay sau khi sinh: 1 kg/1-2 ổ heo.
  • Đảm bảo cho heo con được bú đủ lượng sữa đầu ngay sau khi sinh (>150 g-200 g/heo con).
  • Pha 10 g BIOLAC với 10 ml nước uống, bơm 1 ml dung dịch/1 heo ngay sau khi sinh (cấy men).

Bước 2:

– Cho heo tập ăn sớm (3-7 ngày tuổi), trộn 10 g C-75 + 10 g BIOLAC vào 5 kg thức ăn tập ăn cho heo con giúp hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, phòng tiêu chảy.

– Trong trường hợp ổ heo con quá đông, heo mẹ không đủ sữa, chất lượng kém có thể bổ sung MILK LAC GOLD pha cho uống trực tiếp và trộn vào thức ăn tập ăn tạo mùi thơm, kích thích heo ăn sớm.

– Tiêm TULAJECT cho heo con với liều 0,2-0,6 ml/con vào các thời điểm: 3 ngày tuổi (ngày tiêm sắt, cắt đuôi, bấm nanh,…), ngày tập ăn và ngày cai sữa.

Bước 3: Tiêm FEROVIT PLUS INJ với liều 1 ml/heo giúp bổ sung Sắt và vitamin cho heo con lúc 3 ngày tuổi.

4.3. Đối với heo cai sữa:

Bước 1: Ngày cai sữa nên cho ăn hạn chế, cho uống hoặc trộn MILK LAC GOLD với thức ăn để tránh hao hụt. Những ngày sau cho ăn tăng dần khẩu phần ăn.

Bước 2: Trong những ngày cai sữa (21-30 ngày tuổi) tiêm TULAJECT liều 0,6 ml/heo.

Bước 3: Bổ sung acid hữu cơ bằng cách pha VITA-ACID LIQUID với liều 1-2 ml/lít nước uống giúp hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát các vi khuẩn có hại (E.coli; Salmonella; Clostridium,…) trong nước uống và đường ruột và men vi sinh BIOLAC liều 1 kg/tấn thức ăn hàng ngày giúp tăng khả năng hấp thu và chuyển hóa thức ăn.

  1. TRỊ BỆNH

Bước 1: VỆ SINH

  • Phun MEDISEP liều 1,5 ml/lít nước hoặc NEO ANTISEP liều 9 ml/5 lít nước, phun 1 lần/ngày mỗi ngày 1 loại thuốc sát trùng trong suốt thời gian điều trị bệnh.
  • Rắc bột GOOD FARM EXTRA lên ô úm, đặc biệt là vị trí heo con hay nằm, giữ chuồng khô ráo, sạch sẽ.
  • Kiểm soát chất lượng thức ăn, nước uống, giảm khẩu phần ăn tinh bột, tăng thức ăn xơ, đảm bảo thức ăn luôn tươi mới, không ẩm mốc hoặc để quá lâu.

Bước 2: DÙNG THUỐC VÀ BỔ TRỢ

* Với heo bị tiêu chảy:

– Dùng SPC SOLUTION xịt trực tiếp vào miệng liên tục trong 3 ngày cho heo với liều:

+ Heo dưới 3 kg: 1 ml/con/ngày

+ Heo trên 3 kg: 1 ml/3-5 kg/ngày, dùng 2 lần/ngày.

– Pha 1-2 ml VIRATE – C với 10 ml nước ấm, cho uống trục tiếp, trong suốt quá trình điều trị.

* Với heo bị sưng phù đầu:

– Toàn đàn: + Giảm lượng ăn

+ Trộn C-75 liều 100 g/500 kg TT/ngày, liên tục 5-7 ngày

– Heo bệnh nặng: + Tiêm kháng viêm, hạ sốt KETOJECT INJ liều 1 ml/33 kg TT

+ Tiêm kháng sinh COLIMOX INJ liều 1 ml/10 kg TT/ngày, liên tục 3-5 ngày

Trộn B.MULTI PLUS liều 1 kg/tấn thức ăn và SUPER ZYM liều 400 g/1 tấn thức ăn để bổ tăng cường lợi khuẩn đường ruột, tăng sức đề kháng và khả năng tiêu hoá thức ăn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *