Vaccine phòng bệnh Gumboro chủng V877 và khả năng vượt qua kháng thể mẹ truyền

Dựa trên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Vacxin Gumboro sống chủng V877 có khả năng vượt qua kháng thể mẹ truyền mà không tái hồi độc lực và ảnh hưởng đến hiệu quả của các vaccine sống khác.

Bệnh Gumboro (Viêm túi huyệt truyền nhiễm) từ khi được phát hiện lần đầu tiên tại Delaware, Mỹ đến nay vẫn là một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng và rất dễ lây lan trên gà nhỏ từ 2-4 tuần tuổi, gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi.

Khi áp lực mầm bệnh tại trại cao và đàn gà con có kháng thể mẹ truyền (MDA) cao, hầu hết các trại đều sử dụng vaccine chủng “intermediate-plus”. Tuy nhiên, không phải tất cả các vaccine Gumboro chủng “intermediate-plus” đều có tác dụng tốt khi kháng thể mẹ truyền đang cao.

Gumboro chung V877

Khả năng tái hồi độc lực

Dr Geerligs chia sẻ: “Mối quan ngại ở đây là một số vắc xin chủng intermediate-plus có thể tái hồi độc lực. Do vậy, sau khi chủng vaccine gà bị teo túi Bursal nghiêm trọng, dẫn đến suy giảm miễn dịch và ảnh hưởng đến quá trình đáp ứng miễn dịch với các vaccine khác”.

Một trong những chủng virus Gumboro intermediate-plus dùng để sản xuất vaccine là chủng V877 IBD có nguồn gốc từ một chủng cổ điển tại Australian.

Để kiểm tra hiệu quả của vaccine trên gà có kháng thể mẹ truyền cao, các nhà khoa học đã tiến hành một thí nghiệm trên gà thịt thương phẩm. Họ kiểm tra xác định hiệu giá kháng thể mẹ truyền trên gà con 6 ngày tuổi, sau đó chia đàn thành nhóm có kháng thể thấp, trung bình và cao.

Tiếp đến, cho toàn đàn uống vaccine Gumboro chủng V877 lúc 10 ngày tuổi. Đến 38 ngày tuổi, công cường độc toàn đàn bằng virus Gumboro cường độc D6948.

Các nhóm đối chứng là nhóm không được chủng vaccine+công cường độc và nhóm không chủng vaccine+không công cường độc.

Vượt qua kháng thể mẹ truyền

Sử dụng test ELISA để kiểm tra hiệu giá kháng thể Gumboro trong suốt thí nghiệm (đến khi gà 45 ngày tuổi). Khi gà được 48 ngày tuổi, thu thập túi bursal, cân và kiểm tra tổn thương vi thể. Từ đó có thể xác định được chỉ số khối lượng túi Bursal/khối lượng của gà.

Nhóm được chủng vaccine Gumboro chủng V877 có khả năng vượt qua kháng thể mẹ truyền cao hơn 1.100.

Tất cả gà được chủng vắc xin đều khỏe mạnh sau khi công cường độc và túi Bursal được bảo vệ trên nhóm gà có kháng thể mẹ truyền cao, khi so sánh thì nhóm không được chủng vaccine + công cường độc bị suy giảm các tế bào lymphoid tại thời điểm 10 ngày sau khi công cường độc.

Nghiên cứu về tính an toàn của vaccine

Để kiểm tra tính tái hồi độc lực của chủng virus trong vaccine, các nhà khoa học đã làm thí nghiệm như sau: tiêm liều gấp 10 lần virus chủng gốc V877 vào phôi gà sạch bệnh tiếp tục cấy chuyển sau 5 đời.

Virus trong vaccine gây ra các bệnh tích điển hình của chủng intermediate-plus tuy nhiên điểm tổn thương không cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn điểm tổn thương tối đa cho phép đối với vaccine Gumboro chủng nhẹ theo tiêu chuẩn của European Pharmacopoeia và không quan sát được sự tái hồi độc lực của virus do sự phục hồi nhanh chóng của túi Bursal 

 

Tương tác với các vaccine khác:

Thử nghiệm trên cũng được đánh giá chỉ tiêu tương tác với vaccine Newcastle sống của vaccine Gumboro chủng V877: thử nghiệm cũng được chia làm 2 nhóm: nhóm gà chỉ được chủng vaccine Newcastle Lasota và nhóm gà được chủng cả 2 loại vaccine sau đó tiến hành công cường độc.

Sử dụng hai loại vaccine với nhau không có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của vaccine Newcastle và cả đáp ứng miễn dịch với chủng virus Newcastle dùng để công cường độc.

 

Một thí nghiệm so sánh tương tự với vaccine IB chủng QX cũng đã chỉ ra rằng vaccine Gumboro chủng V877 không gây ảnh hưởng bất lợi đến hiệu quả của vaccine. Mặc dù vaccine chủng V877 có ảnh hưởng đến khả năng tạo kháng thể của vaccine IB chủng QX nhưng vẫn phát hiện đáp ứng miễn dịch rõ ràng.

 

Dr Geerligs kết luận: Những thí nghiệm trên đã chứng minh rằng vaccine Gumboro chủng V877 vẫn có hiệu quả tốt trên đàn gà có hiệu giá kháng thể mẹ truyền cao.

Những thí nghiệm khác có thể chứng minh thêm độ an toàn của sản phẩm tuy nhiên dựa vào những thí nghiệm trên có thể thấy rằng hiệu giá kháng thể mẹ truyền có ảnh hưởng rất quan trọng đến khả năng bảo vệ túi Bursal khỏi sự thương tổn của bệnh Gumboro.

 

Xác định hiệu giá kháng thể mẹ truyền

“Kháng thể mẹ truyền nên được xác định để tính toán tuổi làm vaccine Gumboro, thời điểm chủng vaccine tốt nhất khi đủ hiệu giá kháng thể mẹ truyền – ít nhất là 500 khi test bằng ELISA – giúp hạn chế tối thiểu tổn thương tại túi Bursal sau khi làm vaccine” Dr Geerligs khuyến cáo

Kháng thể mẹ truyền có thể trung hòa virus và không có khả năng phá hủy túi Bursal, nếu kháng thể mẹ truyền quá cao, vaccine có thể không có hiệu quả. Mặt khác, kháng thể khoảng 1143 cũng không phải là quá cao để ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine.

Các ứng dụng ở ngoài thực tế cũng cho thấy được hiệu quả và tính an toàn của vaccine phòng Gumboro chủng V877 trong khoảng hiệu giá kháng thể mẹ truyền khá rộng. Điều này cho phép các trang trại ngoài thực tế có thể chủng vaccine hầu hết các đàn tròng cùng một độ tuổi – thường khoảng 2 tuần tuổi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *