Bệnh hen khẹc, hen ghép do mắc CRD, CCRD – Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và trị bệnh

Bệnh đường hô hấp vẫn luôn là nỗi lo lắng thổn thức với quý người chăn nuôi. Trong bài viết này, Dược Phẩm Xanh sẽ chia sẻ tới quý vị làm sao để hạn chế tối đa bệnh trên đường hô hấp, đặc biệt là hen, hen ghép trên gà do mắc CRD, CCRD.

Nguyên nhân dẫn đến gà bị hen khẹc, hen ghép:

– Bệnh do Mycoplasma gallisepticum gây ra, bệnh thường kế phát ới E.coli (CCRD) gây gia tăng mức độ nghiêm trọng và thiệt hại kinh tế.

– Lứa tuổi mắc bệnh: gà lớn và gà đẻ dễ mắc bệnh hơn.

– Loài mắc bệnh: Gà và gà tây mẫn cảm nhất. Gia cầm khác, thủy cầm và chim hoang cũnà con. Gà nuôi theo phương thức công nghiệp dễ mắc hơn gà nuôi gia đình. Tỷ lệ mắc bệnh tập trung: gà 4 – 8 tuần tuổi, gà đẻ bói, gà đẻ khi tỷ lệ đẻ cao nhất.
– Mùa vụ mắc bệnh: bệnh xảy ra quanh năm nhưng tập trung nhiều nhất vào tháng 3, 4 và 5.

-Bệnh lây lan nhanh, mạnh, tỷ lệ ốm cao.
Lây lan: bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp. Ngoài ra còn lây qua phôi, qua đường sinh dục và lây qua đường tiêu hóa.
Truyền ngang: Từ bụi, hơi nước trong không khí có chứa mầm bệnh. Mật độ gia cầm cao thì bệnh truyền ngang càng nhanh.
Truyền dọc: Qua trứng cho các thế hệ sau.

Triệu chứng bệnh CRD, CCRD trên gà

Những triệu chứng chung nhất trong đàn gia cầm trưởng thành mắc bệnh tự nhiên bao gồm:

– Khí quản có tiếng ran, chảy nước mũi và ho; tiêu thụ thức ăn giảm, giảm tăng trọng.

– Gà ốm ủ rũ, giảm ăn, khô chân, giảm trọng lượng.
– Gà thở khò khè, chảy nước mũi.
– Mặt sưng, có bọt khí ở mắt.
Một chủng khác của Mycoplasma Mycoplasma synoviae (MS) cũng gây các triệu chứng hô hấp nhẹ do viêm đường hô hấp trên.
Mycoplasma synoviae cũng gây viêm khớp, viêm gan bàn chân với biểu hiện khớp sưng, dịch viêm màu vàng nhạt hoặc trắng xám, thường gặp ở khớp bàn chân, khớp gối.
– Ở gà đẻ: sản lượng trứng giảm. Gà đẻ nhiễm MS gây hiện tượng trứng vỏ kính (trứng sạm màu, vỏ mỏng, nhám ở đầu, dễ dập vỡ).

– Một số các biểu hiện khác bao gồm: sưng khớp, què, mất điều hoà thần kinh, sưng đầu, kém ăn, mỏ, chân kém bóng láng.

Một số đàn có thể có kết quả kiểm tra huyết thanh dương tính, nhưng không có triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh, đặc biệt khi gà bị nhiễm mầm bệnh trong thời kỳ còn non và qua được.
Gà tây thường mẫn cảm hơn gà nhà với các biểu hiện viêm xoang mũi nặng, khó thở.
Mặc dù MG được coi là nguyên nhân tiên phát gây bệnh CRD, nhưng trong thực tế CRD thường bị ghép với một số bệnh khác như bệnh do vi khuẩn E. coli, ND, IB…, và được gọi là bệnh CRD phức hợp (complicated CRD – CCRD hay bệnh viêm túi khí (air sac disease) do gà có biểu hiện viêm túi khí nặng.

Bệnh tích khi mắc CRD, CCRD

  • Có dịch viêm ở mũi, khí quản, phế quản và túi khí. Viêm xoang mũi thường quan sát thấy ở gà
    tây, nhưng cũng có thể thấy ở gà ta và các loài gia cầm khác mắc bệnh.
  • Túi khí chứa chất bã đậu là những hạt nhỏ hoặc nang trắng, thành túi khí phù nề dày lên và trắng đục.
  • Biến đổi bệnh tích ở phổi có thể thấy như viêm màng phổi, trong phổi có các vùng cứng, đôi khi hình thành u hạt, mặt phổi phủ fibrin, rải rác một số vùng bị hoại tử.
  • Trong trường hợp nặng của viêm túi khí điển hình ở gà ta và gà tây, sẽ có biểu hiện của ba loại
    bệnh tích là viêm túi khí, viêm màng ngoài gan có fibrin hoặc fibrin lẫn với mủ, viêm dính xoang bao tim, dẫn đến một tỷ lệ loại thải cao khi giết mổ.
  • Ngoài ra, còn có thể quan sát thấy hiện tượng sưng, phù nề các khớp, xuất tiết dịch viêm ở khớp, thoái hoá bề mặt của khớp, viêm bao gân, ổ khớp và viêm màng hoạt dịch.
  • Ở gà đẻ ống dẫn trứng bị sưng to do bị thủy thũng, viêm vòi trứng (salpingitis) khiến cho tỷ lệ đẻ giảm.

Tham khảo thêm: Gà bị hen khẹc, thở khò khè do mắc IB – viêm phế quản truyền nhiễm trên gà

Xuất huyết đường hô hấp
Xuất huyết đường hô hấp
Trứng vỏ kính trên gà đẻ nhiễm MS
Trứng vỏ kính trên gà đẻ nhiễm MS
Viêm gan bàn chân
Viêm gan bàn chân
Kéo màng tại gan do kế phát E.coli
Kéo màng tại gan do kế phát E.coli
Túi khí mờ đục
Túi khí mờ đục

Phòng bệnh hen khẹc, hen ghép khi mắc CRD, CCRD

Bước 1: Vệ sinh
Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, phun sát trùng định kỳ bằng MEDISEP (liều 1,5 ml/lít nước) hoặc NEO ANTISEP (9 ml/5 lít nước), 2-4 lít dung dịch đã pha/100 m2 chuồng nuôi, phun định kỳ 2-3 lần/tuần.
Rắc GOOD FARM lên chất độn chuồng, (liều 1 kg/10-20 m2) chuồng để sát trùng, hút ẩm và hạn chế mầm bệnh.
Bước 2: Dùng thuốc phòng bệnh
Dùng ENCIN-100 (liều 100 ml/2 tấn thể trọng/ngày) hoặc MEGACIN (liều 100 g/1 tấn thể trọng/ngày), dùng liên tục 3-5 ngày.
Bước 3: Bổ trợ
ACID LAC WAY, B.MULTI PLUS (liều 1 g/lít nước), cho uống 3-5 giờ/ngày hoặc trộn 1-2 kg/tấn thức ăn, bổ sung hàng ngày để tăng cường khả năng tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa thức ăn giúp giảm mùi hôi chuồng nuôi, giảm tiêu chảy, nâng cao năng suất chăn nuôi.
Bổ sung các loại thuốc bổ khi cần thiết nhằm nâng cao sức đề kháng như: tăng lực, chống stress (TONIC VIT C), bổ gan thận (HEPA DETOX POWDER)\

Phác đồ điều trị CDR, CCRD

Bước 1: Vệ sinh
Phun MEDISEP (liều 15 ml/lít nước) hoặc NEO ANTISEP (liều 9 ml/5 lít nước), 2-4 lít dung dịch đã pha/100 m2 chuồng nuôi, phun 1 lần/ngày trong suốt thời gian xử lý dịch.
Tăng độ thông thoáng, đảm bảo mật độ nuôi phù hợp.
Bước 2: Dùng thuốc
Trường hợp hen (CRD):
G-VALTIN (100 g/2,5 tấn thể trọng/ngày) hoặc MICOSIN 25% SOLUTION (100 ml/1,65 tấn thể trọng/ngày).
Trường hợp hen ghép (CCRD): Chọn một trong các phác đồ sau, trong 3-5 ngày:
+ Phối hợp MICOSIN 25% SOLUTION (liều 100 ml/1,65 tấn thể trọng/ngày) + FLOR 500 (liều 100 g/2,5 tấn thể trọng/ngày).
+ Phối hợp TYVOLIN (liều 100 g/1 tấn thể trọng/ngày) + COLIS 500 (liều 100 g/6,25 tấn thể trọng/ngày).

Tham khảo ngay: TYVOLIN: Đặc trị hen gà, khẹc vịt

Trường hợp viêm khớp do MS: LINCO 400 POWDER (100 g/2 tấn thể trọng/ngày) + DOXY 20% (100 g/1 tấn thể trọng/ngày).
Phun sương dung dịch: GENVET INJ (25 ml) + DEXA 2.0 INJ (100 ml/1 tấn TT) + 10 ml VITA ESSENTIAL PLUS + cho 1-5 lít nước sinh lý, phun cho 1000 gà.
Thuốc hỗ trợ điều trị: Pha BROM PLUS (liều 1 g/lít nước) giúp long đờm, dễ thở.
Bước 3: Bổ trợ
Tăng lực, giải độc, phục hồi thể trạng:
Pha BIOMUN (liều 1-2 ml/lít nước), dùng liên tục đến khi phục hồi.

thưqr

Tham khảo thêm:

 Gà bị khò khè, hen khẹc do không khí chuồng nuôi chưa đạt chuẩn

Kiểm soát gà khò khè, hen khẹc lúc giao mùa

Phác đồ đặc hiệu trị đầu đen trên gà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *