Gà bị hen khẹc, thở khò khè do mắc Bệnh IB – Viêm phế quản truyền nhiễm trên gà – (Infectious Bronchitis)

Gà được coi là vật chủ tự nhiên duy nhất của bệnh IB , tuy nhiên tính mẫn cảm đối với bệnh thay đổi phụ thuộc vào giống hoặc nòi gà. Con vật mắc bệnh ở mọi lứa tuổi, nhưng gà con mẫn cảm nhất và có tỷ lệ chết cao. Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp.

Nguyên nhân gây ra bệnh IB trên gà là gì?

Bệnh IB trên gà (Infectious Bronchitis), hay còn gọi là bệnh viêm phế quản truyền nhiễm trên gà, gây ra bởi virus thuộc nhóm Coronavirus.
Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp với tốc độ rất nhanh, do thời gian ủ bệnh ngắn (chỉ 18-48 giờ).

Cách điều trị bệnh IB trên gà (viêm phế quản truyền nhiễm)
Triệu chứng của bệnh IB trên gà như thế nào?

Thời kỳ nung bệnh: thời gian nung bệnh của IB là 18 – 36 giờ, tùy thuộc vào số lượng và đường xâm nhập của virus.

 Ở gà con thường xuất hiện các triệu chứng rất đặc trưng như:
Gà bị hen khẹc, thở khò khè, gà vươn cổ để thở, thở ngáp. thở khó, thở khò khè ngắt quãng, ho, hắt hơi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, xoang bị sưng to, viêm hầu – họng làm cho con vật khó thở. Gà mệt mỏi, thường nằm tụm lại dưới nguồn nhiệt. Gà giảm ăn và tăng trọng giảm rõ rệt. Bệnh kéo dài đến 2 tuần, con vật chết do ngạt thở.

Tỷ lệ chết ở giai đoạn này khá cao, từ 10-60%, đặc biệt gà có thể kế phát các bệnh khác như CRD, các bệnh gây suy giảm miễn dịch như IBD, AI, CAV,…
Cần đặc biệt chú ý đến các yếu tố vệ sinh chuồng trại, tiểu khí hậu chuồng nuôi, đảm bảo độ thông thoáng.

BỆNH IB TRÊN GÀ GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ
Gà thở khò khè, há mỏ để thở
Bệnh IB ( Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm)
Gà khó thở, thở ngáp

– Ở gà lớn, gà thịt thương phẩm: Cũng thấy xuất hiện các triệu chứng như Gà thở khò khè, ngáp, rướn cổ để thở. có thể qua khỏi giai đoạn bệnh ở đường hô hấp, nhưng sau đó trở nên yếu ớt, mệt mỏi, lông xù, phân ướt, uống nước nhiều.

Bệnh IB trên gà thịt
Bệnh IB trên gà thịt

– Trên gà đẻ: tỷ lệ đẻ và chất lượng trứng giảm là triệu chứng đặc trưng bên cạnh những triệu chứng ở đường hô hấp. Mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào giai đoạn của chu kỳ đẻ trứng và chủng virus gây bệnh, Bệnh xảy ra trên gà đẻ có thể làm giảm sản lượng trứng từ 10-60%, nếu kế phát thêm các bệnh khác thì có thể giảm tới 80%.
Hình dạng trứng gà méo mó, thiếu đối xứng, vỏ trứng mỏng, mất màu, hoặc trứng nhỏ như trứng chim bồ câu, tỷ lệ ấp nở giảm.
Lòng trắng trứng loãng như nước ( mất tính nhớt)
– IB thể thận: đi phân tháo như nước, chất độn chuồng ướt nhanh
– Gà đẻ mắc IB chủng QX: bụng sệ, gà có dáng đứng “chim cánh cụt”

Lòng trắng trứng loãng
Lòng trắng trứng loãng
trứng vỏ mỏng, dị dạng
Trứng vỏ mỏng, dị dạng

Bệnh tích khi mắc IB trên gà?

Xuất huyết ngã ba phế quản.
Viêm, xuất huyết, tích mủ trên đường hô hấp: xoang mũi, khí quản,…
Túi khí viêm, dày đục, có casein màu vàng.
Với gà mắc IB thể thận: thận sưng to, nhạt màu, niệu quản tích nhiều muối urat.

Một số trường hợp bệnh tiến triển chậm sẽ thấy một số đám viêm ở phổi vùng xung quanh phế quản lớn. Mổ khám những gà chết có thể thấy cuối khí quản và phế quản chứa dịch thẩm xuất tích tụ thành khối, làm tắc khí quản và phế quản.
– Trên gà đẻ: Nếu bi mắc IB trong giai đoạn hậu bị, buồng trứng bị teo lại như chùm nho, gà giảm mạnh khả năng sản xuất khi vào thời kỳ khai thác.

Gà đẻ bị bệnh, trong xoang bụng có chứa nhiều dịch lòng đỏ; tuy nhiên, bệnh tích này cũng thường thấy ở một số bệnh làm cho tỷ lệ đẻ giảm sút.
Bệnh tích do coronavirus gây ra ở chim trĩ bao gồm lắng đọng urat ở phủ tạng (bệnh gout) và niệu quản, làm cho thận bị sưng to, nhạt màu.
Gà bị mắc IB “thể dạ dày tuyến” có bệnh tích đặc trưng là dạ dày tuyến sưng to, xuất huyết và loét.
Khi bị nhiễm virus IB chủng QX: tích dịch trong ống dẫn trứng.

Xuất huyết ngã ba phế quản
Xuất huyết ngã ba phế quản
Tích dịch trong ống dẫn trứng, IB thể QX
Tích dịch trong ống dẫn trứng, IB thể QX
IB thể thận, sưng thận
IB thể thận, sưng thận

Làm sao để phòng và xử lý bệnh IB một cách hiệu quả?

Phòng bệnh IB trên gà

Bước phòng bệnh là vô cùng quan trọng, tránh gà mắc các bệnh trên đường hô hấp, gà không còn bị khò khè lên đờm, giảm thiểu năng suất kinh tế. Quý người chăn nuôi cần lưu ý các bước phòng bệnh trên gà sau:
– Bước 1: Vệ sinh sát trùng chuồng trại
Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, phun sát trùng định kỳ bằng MEDISEP (liều 1,5 ml/lít nước) hoặc NEO ANTISEP (9 ml/5 lít nước), 2-4 lít dung dịch đã pha/100 m2 chuồng nuôi, phun định kỳ 2-3 lần/tuần.
Rắc GOOD FARM lên chất độn chuồng, (liều 1 kg/10-20 m2 chuồng) để sát trùng, hút ẩm và hạn chế mầm bệnh.
– Bước 2: Dùng vaccine phòng bệnh
Chủng vaccine MYVAC ND-IB theo lịch khuyến cáo ở mục phòng bệnh bằng vaccine.
– Bước 3: Bổ trợ
ACID LAC WAY, B.MULTI PLUS (liều 1g/ lít nước), cho uống 3-5 giờ/ngày hoặc trộn 1-2 kg/tấn thức ăn,bổ sung hàng ngày để tăng cường khá năng tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa thức ăn.
Bổ sung các loại thuốc bổ khi cần thiết nhằm nâng cao sức đề kháng như tăng lục, chống stress (TONIC VIT C), bổ gan thận (HEPA DETOX POWDER).

 

Xử lý bệnh IB trên gà

Bệnh do virus gây ra, nên không có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra.
– Bước 1: Vệ sinh: phun MEDISEP (liều 1,5 ml/lít nước) hoặc NEO ANTISEP (liều 9 ml/5 lít nước), 1 lần/ngày, mỗi ngày 1 loại thuốc sát trùng trong suốt thời gian xử lý dịch. Đảm bảo mật độ nuôi, độ thông thoáng phù hợp.
– Bước 2: Vaccine khẩn cấp: làm lại vaccine thích hợp khi có dấu hiệu bệnh (Medivac IB H52,…)
– Bước 3:
* Bổ trợ: BIOMUN liều 2-4ml/lít nước, dùng liên tục đến khi phục hồi, giúp tăng lực nhanh, tăng sức đề kháng, giải độc gan thận và phục hồi thể trạng.
* Hạ sốt: GLUCO PARA VIT C (Liều 1g/2l nước), dùng liên tục 3 ngày.
Trường hợp IB hô hấp: Phun sương RESPOMIC AERO (liều 10-20ml/lít nước) phun cho 1000 gà, 2 lần/ngày, phun ít nhất 2 ngày. Pha RESPOMIC AERO  (liều 1-2,5ml/10 lít nước) giúp gà dễ thở, long đờm.

Trường hợp IB thể thận: Pha URINEX (liều 1ml/1 lít nước) dùng trong 3-5 ngày, giúp giải độc, làm sạch thận cấp.

– Bước 4: Kháng sinh phòng kế phát

Sau khi dùng bổ trợ 2-3 ngày, pha GENDOX FORT (liều 100g/1,5 tấn thẻ trọng/ ngày), dùng liên tục 3-5 ngày. Hoặc tham vấn ý kiến của bác sĩ thú y.

 

Tham khảo thêm:

KIỂM SOÁT GÀ KHÒ KHÈ, HEN – KHẸC, TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN MÙA, THAY ĐỔI THỜI TIẾT CHỈ VỚI 3 BƯỚC

GÀ BỊ KHÒ KHÈ, CHẢY NƯỚC MŨI DO KHÍ THẢI CHUỒNG NUÔI

TUYỆT CHIÊU VỖ BÉO CHO GÀ, TỐI ƯU LỢI NHUẬN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *